Vinasamex huy động 135 tỷ đồng tương đương 15% vốn hóa để khởi động lộ trình IPO từ nay đến 2026.
>>Kỳ lân GoTo tặng 20 triệu USD cho tài xế khi IPO
Với lộ trình IPO, sau đợt huy động vốn từ các nhà đầu tư thiên thần năm 2022, công ty tiếp tục thực hiện các vòng gọi vốn series A - VC, series B - PE và series C - PE trước khi thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng vào năm 2026.
Thành lập vào 2012, đến nay Vinasamex được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm quế, hồi organic, với tổng diện tích vùng trồng đã phát triển khoảng 4.400 ha, liên kết và bao tiêu cho hơn 2.000 hộ dân, đồng thời một nhà máy chế biến tại Trấn Yên, Yên Bái. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có đủ 4 chứng nhận hữu cơ để xuất khẩu quế và hồi vào 4 thị trường khó tính nhất trên thế giới là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Năm 2021, doanh thu Vinasamex vẫn tăng gần 60%, đạt 275 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,8 tỷ đồng, gấp 2,77 lần năm liền trước. Trong giai đoạn 2018-2021, tăng trưởng bình quân doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 231% và 477%. Quy mô tổng tài sản đến cuối năm 2021 đạt 267 tỷ đồng. Vốn vay đóng góp hơn 40,4% nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Huyền, Tổng giám đốc Vinasamex phân tích, với số tiền gọi vốn 135 tỷ đồng vào năm 2022 đến năm 2026 giá trị số vốn này tại thị trường thời điểm IPO có thể lên tới hơn 1.445 tỷ đồng, tổng giá trị cổ tức đạt hơn 82,6 tỷ đồng. Số lần tăng trưởng vốn đầu tư lên tới 11,32 lần. Với một nhà đầu tư cá nhân góp vốn ban đầu 1,5 tỷ đồng vào năm 2022 có thể nhận được giá trị tăng lên 10,7 lần vào năm 2026 khi công ty IPO.
Mục đích IPO nhằm mục đích tạo sân chơi cho các nhà đầu tư được tham gia vào mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội, bên cạnh yếu tố lợi nhuận. Bên cạnh đó, Vinasamex cũng muốn trở thành thương hiệu trong lĩnh vực gia vị và hương liệu hữu cơ đầu tiên của Việt Nam lên sàn chứng khoán, truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác thay đổi tư duy cũng như mục tiêu kinh doanh, bà Huyền chia sẻ.
>>Giao hàng tiết kiệm có kế hoạch IPO với định giá 1 tỷ USD
>>Startup Savage X Fenty cân nhắc IPO với định giá 3 tỷ USD
Hiện Vinasamex đã xây dựng được 4.367 ha vùng nguyên liệu quế, hồi, nghệ hữu cơ liên kết với 2115 hộ dân tại các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Lào Cai và Bắc Cạn. Người dân liên kết với Vinasamex được bao tiêu đầu ra 100% với giá cao hơn giá thị trường, được đảm bảo thu nhập, yên tâm sản xuất, đời sống được cải thiện. Chính vì vậy, mô hình canh tác hữu cơ của Vinasamex đang được lan toả ngày càng mạnh mẽ. Vinasamex đã xây dựng được 01 nhà máy chế biến gia vị công suất lớn tại vùng nguyên liệu quế Yên Bái.
Nếu bắt kịp được đà tăng trưởng này qua việc mở rộng sản xuất, đặc biệt là với nhu cầu về các dòng sản phẩm organic, doanh thu của Vinasamex dự kiến sẽ tăng từ mức hơn 500 tỷ đồng năm 2022 lên hơn 1.000 tỷ đồng vào năm 2023 và hơn 3.600 tỷ đồng tại thời điểm IPO. Doanh nghiệp cũng dự kiến bắt đầu trả cổ tức với tỷ lệ 50% cho nhà đầu tư tham gia vòng gọi vốn này, bắt đầu từ năm 2023.
CEO Huyền cho biết thêm: “Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành công ty trong lĩnh vực nông sản, gia vị hữu cơ đầu tiên ở Việt Nam có được sự minh bạch. Vinasamex còn đặt mục tiêu trở thành thương hiệu đầu tiên trong lĩnh vực gia vị và hương liệu hữu cơ của Việt Nam lên sàn chứng khoán, truyền cảm hứng cho doanh nghiệp khác thay đổi tư duy cũng như mục tiêu kinh doanh. Tiếp đến, Vinasamex còn dự kiến niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế nhằm khẳng định vị thế và thương hiệu của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản”.
Nhóm đối tượng khách hàng của Vinasamex là B2B thì thị trường chính là Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, chiếm 90% doanh thu; còn với nhóm B2C, Vinasamex hiện đang phân phối trên fanpage, các kênh thương mại điện tử (Amazon, Shopee, Tiki, Lazada), các cửa hàng thực phẩm hữu cơ và một số siêu thị, chiếm 10% doanh thu.
Có thể bạn quan tâm