VNDirect: Ngành bán lẻ sẽ thắt chặt hầu bao

MINH NGỌC 11/12/2022 03:00

VNDirect đã nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao trong bối cảnh lãi suất tăng và sự suy yếu của các ngành thâm dụng lao động (da giày, dệt may, ...).

>>Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau "bão” COVID-19

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng tốt, ở mức 25,3% so với cùng kỳ trong 10 tháng năm 2022, phần lớn nhờ vào mức nền thấp trong 2021. VNDirect đã nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao trong bối cảnh lãi suất tăng và sự suy yếu của các ngành thâm dụng lao động (da giày, dệt may, ...), tình trạng suy thoái này có thể kéo dài đến quý 3/2023 khi lãi suất dự kiến sẽ giảm và việc tăng lương tối thiểu sẽ tạo ra một động lực nhẹ cho tiêu dùng hàng hóa.

VNDirect đã nhận thấy một số dấu hiệu người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao trong bối cảnh lãi suất tăng và sự suy yếu của các ngành thâm dụng lao động

VNDirect đã nhận thấy một số dấu hiệu người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao trong bối cảnh lãi suất tăng và sự suy yếu của các ngành thâm dụng lao động

Tiêu dùng người dân hồi phục thể hiện qua kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2022 của các doanh nghiệp bán lẻ và đồ uống. Đơn cử trong báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận doanh thu thuần 10 tháng đạt 28.535 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.487 tỷ đồng, tăng lần lượt 95,5% và 118,2% so với cùng kỳ, vượt 10,5% kế hoạch doanh thu và 12,6% kế hoạch lợi nhuận năm.

Bên cạnh đó,  Công ty CP Vincom Retail (VRE) cũng ghi nhận lợi nhuận ròng quý 3/2022 tăng gấp 32 lần so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận sau thuế quý 3 của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) cũng tăng trưởng gấp 2 lần cùng kỳ và tăng 76,9% trong 9 tháng.

Trong khi đó, các nhà sản xuất thực phẩm có kết quả kinh doanh chậm lại so với cùng kỳ do không còn nhu cầu dự trữ cao như trong quý 3/2021 và giá đầu vào tăng (ngũ cốc, bột sữa nguyên kem,...).

Sức tiêu dùng của người dân sụt giảm

VNDirect cho rằng xu hướng cầu tiêu dùng dồn nén đang giảm dần trong môi trường lãi suất tăng và đồng VND yếu khiến người tiêu dùng phải thắt chặt hầu bao. Bên cạnh đó, “hiệu ứng tài sản” - hiện tượng tâm lý liên quan đến sự thay đổi trong cách thức chi tiêu của người tiêu dùng khi giá trị tài sản chưa thực hiện gia tăng mạnh khi tất cả các kênh đầu tư (thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu, thị trường tài sản kỹ thuật số...) đều tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021. Vì thế, khi tất cả các thị trường này đều bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh trong năm nay, khiến giá trị tài sản chưa thực hiện quay đầu giảm sẽ làm giảm sức tiêu dùng người dân.

Hầu hết các ngành thâm dụng lao động đang phải đối mặt với những áp lực lớn. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ giảm tốc trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu khiến dệt may, da giày, nuôi trồng thủy sản, chế biến gỗ... phải thu hẹp quy mô sản xuất.

Từ cuối thánh 11/2022, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - nhà sản xuất giày dép Đài Loan cũng là công ty lớn nhất TP.HCM về số lượng lao động với hơn 50.000 công nhân đã cho công nhân nghỉ luân phiên trong 3 tháng tới do cắt giảm đơn hàng.

Một số nhà bán lẻ phát đi tín hiệu về sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng kể từ tháng 10/2022

Một số nhà bán lẻ phát đi tín hiệu về sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng kể từ tháng 10/2022

Cũng theo Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, một trong những trung tâm công nghiệp phía Nam, trong 10 tháng đầu năm, khoảng 28.000 công nhân phải tạm hoãn hợp đồng lao động và 240.000 người bị giảm giờ làm, tương đương khoảng 20% lực lượng lao động tại Bình Dương bị ảnh hưởng bởi suy thoái và tỷ trọng này có thể tăng lên trong thời gian tới.

Một số nhà bán lẻ phát đi tín hiệu về sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng kể từ tháng 10/2022. Điển hình như Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) công bố kết quả kinh doanh tháng 10 với sự sụt giảm rõ rệt về nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện thoại di động, trong khi mảng tạp hóa vẫn đang trong giai đoạn phục hồi. Doanh thu thánh 10 của MWG đạt 10.884 tỷ đồng (+3,3% so với tháng trước) mặc dù bước vào mùa tiêu thụ cao điểm quý 4/2022 và chuẩn bị cho các sự kiện lớn như World Cup.

Công ty CP Thế giới số (DGW) cũng công bố kết quả tháng 10 cho thấy doanh thu giảm 40% so với cùng kỳ do doanh số bán điện thoại thông minh và các sản phẩm điện tử tiêu dùng (TV) thấp hơn kế hoạch.

Doanh thu hàng tháng chuỗi Thế giới di động & Điện Máy Xanh từ 2021-10/22

Doanh thu hàng tháng chuỗi Thế giới di động & Điện Máy Xanh từ 2021-10/22

Trong bối cảnh doanh thu bắt đầu sụt giảm trước lo ngại về suy thoái kinh tế, việc mở rộng kinh doanh của một số nhà bán lẻ lớn đang dừng lại hoặc giảm tốc. Việc mở rộng chuỗi nhà thuốc An Khang của MWG và Long Châu của FRT đã bị trì hoãn/chậm lại kể từ quý 3/2022; số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh, Circle K cũng có mức giảm so với đầu năm cho thấy sự thận trọng của các chuỗi bán lẻ trước diễn biến thị trường hiện tại. Do đó, các công ty tiêu dùng niêm yết có xu hướng duy trì tình hình tài chính tốt hơn với đòn bẩy thấp và vị thế tiền mặt ròng.

>>Thời khủng hoảng, phân khúc tiêu dùng tầm trung đang bị “ngó lơ”

Theo đó, VNDirect ước tính tiêu dùng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh trong nửa đầu năm 2023 và dần phục hồi đà tăng trưởng kể từ quý 3/2023 nhờ 4 yếu tố:

Thứ nhất, tốc độ tăng lãi suất sẽ chậm lại trong năm 2023 khi lãi suất điều hành Fed dần hạ nhiệt;

Thứ hai, biến động vĩ mô tại Việt Nam đang dần ổn định, giúp nâng cao niềm tin tiêu dùng của người dân;

Thứ ba, tiêu dùng phục hồi tại khu vực EU và Hoa Kỳ mang lại đơn hàng cho các khu công nghiệp Việt Nam;

Thứ tư, ngày 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với thông tin kể từ 23/7, lương cơ sở sẽ tăng 20,8% so với hiện hành lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, có thể làm tăng thu nhập của cán bộ, công chức Việt Nam.

Nhóm hàng hóa xa xỉ ít bị ảnh hưởng

Dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi nhưng thị trường xa xỉ Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ sự gia tăng của tầng lớp người dân thu nhập cao ngày càng có nhu cầu lớn hơn đối với các mặt hàng xa xỉ. Thông thường, những tầng lớp giàu có thường là nhóm cuối cùng cảm nhận được tác động tiêu cực vào tiêu dùng do quy mô tài sản nắm giữ của họ thường rất lớn. Chuyên gia VNDirect kỳ vọng các công ty bán lẻ có các mảng kinh doanh với phân khúc cao cấp có thể gặp ít rủi ro hơn từ việc cắt giảm hầu bao.

Tăng trưởng doanh thu hàng cao cấp theo phân khúc tại Việt Nam (%)

Tăng trưởng doanh thu hàng cao cấp theo phân khúc tại Việt Nam (%)

Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, thị trường hàng hóa cao cấp cá nhân của Việt Nam đạt 976 triệu USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng 6,7% mỗi năm lên mức 1 tỷ USD vào năm 2025. Một báo cáo khác của Knight Frank cho biết có khoảng 72.135 cá nhân tại Việt Nam có quy mô tài sản hơn 1 triệu USD vào năm 2021.

Dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi nhưng thị trường xa xỉ Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ sự gia tăng của tầng lớp người dân thu nhập cao ngày càng có nhu cầu lớn hơn đối với các mặt hàng xa xỉ (như du lịch cao cấp, trang sức, xe hơi, sản phẩm kỹ thuật số cao cấp...). Mặc dù người tiêu dùng giàu có sẽ trở nên kén chọn hơn trong bối cảnh khó khăn hiện tại, theo VNDirect, các thương hiệu, công ty có kinh doanh trong ngành hàng xa xỉ có thể đối mặt với rủi ro thấp hơn từ đợt suy giảm tiêu dùng này.

Bên cạnh những điểm tích cực, VNDirect cũng lưu ý ngành bán lẻ Việt Nam có thể đối mặt một số rủi ro như: khả năng suy thoái lâu hơn dự kiến do tác động kéo dài của suy thoái toàn cầu và những biến động vĩ mô của Việt Nam. Đồng thời, việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho đã lỗi thời khi nhu cầu đạt đỉnh trong đại dịch khiến chi phí thanh lý hàng tồn kho tăng lên. Chi phí tài chính cao hơn dự kiến do lãi suất và tỷ giá hối đoái tăng. Cộng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc kéo dài hơn dự kiến, đặc biệt là đối với các sản phẩm của Apple sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà bán lẻ và nhà phân phối CNTT.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau

    Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau "bão” COVID-19

    04:00, 08/12/2022

  • Vincom Retail - Từ chinh phục ‘bán lẻ dưới lòng đất’ đến dẫn dắt ngành BĐS bán lẻ Việt Nam

    Vincom Retail - Từ chinh phục ‘bán lẻ dưới lòng đất’ đến dẫn dắt ngành BĐS bán lẻ Việt Nam

    17:43, 24/11/2022

  • Các nhà bán lẻ đua nhau lập quỹ đầu tư mạo hiểm

    Các nhà bán lẻ đua nhau lập quỹ đầu tư mạo hiểm

    04:10, 24/11/2022

  • Cần có quy định mức chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

    Cần có quy định mức chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

    03:30, 21/11/2022

  • Thị trường bán lẻ Hà Nội đón nguồn cung mới

    Thị trường bán lẻ Hà Nội đón nguồn cung mới

    00:30, 18/10/2022

  • 6-11/12: Hội chợ xúc tiến tiêu dùng năm 2022

    6-11/12: Hội chợ xúc tiến tiêu dùng năm 2022

    15:00, 04/12/2022

  • Online Friday 2022: Cơ hội kích cầu tiêu dùng cuối năm 2022

    Online Friday 2022: Cơ hội kích cầu tiêu dùng cuối năm 2022

    01:53, 29/11/2022

  • Thời khủng hoảng, phân khúc tiêu dùng tầm trung đang bị “ngó lơ”

    Thời khủng hoảng, phân khúc tiêu dùng tầm trung đang bị “ngó lơ”

    04:00, 22/11/2022

  • Người tiêu dùng phải đặt mình vào tâm thế “thông thái”!

    Người tiêu dùng phải đặt mình vào tâm thế “thông thái”!

    02:00, 18/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VNDirect: Ngành bán lẻ sẽ thắt chặt hầu bao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO