Đằng sau con số hơn 100 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, trong gần 30 năm chinh phục thị trường này, không ít doanh nghiệp Việt đã thất bại do một số nguyên nhân.
>>Xuất khẩu sang Mỹ: Những khoản phí tổn khó tránh
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ đang phát triển với tốc độ nhanh, tổng kim ngạch vượt qua con số 100 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt được thành quả trên là chặng đường gian nan gần 30 năm, không ít doanh nghiệp bỏ cuộc, chuyển hướng sang thị trường khác.
Hiệp hội các nhà nhập khẩu Mỹ đã “mở đường” cho các doanh nghiệp đến sau bằng cách thống kê hằng hà sa số nguyên nhân dẫn đến thất bại và rút lại những điểm chính.
Thứ nhất là tiếp thị kém. Chúng ta đang ở giai đoạn cực thịnh của nền văn minh công nghiệp, đại diện tiêu biểu là văn hóa Internet. Phía nhập khẩu có thói quen xem trước sản phẩm trên trang web của doanh nghiệp. Bây giờ trang web phổ biến nhưng 20 năm trước câu chuyện hoàn toàn khác.
Người Mỹ đề cao tự do cá nhân, không thích bị làm phiền nên những cuộc gọi trực tiếp chào hàng dễ gây phản cảm, kể cả email cá nhân cũng không được chào đón. Hơn nữa, chi phí tiếp thị qua bên thứ 3 ở Mỹ không hề rẻ, nên doanh nghiệp khởi nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khoản chi này.
Thứ hai là thiếu hiểu biết về quy trình xuất khẩu. Hệ thống luật pháp thương mại ở Mỹ rất phức tạp, đặt ra yêu cầu nghiên cứu tìm hiểu kỹ càng trước khi “lâm trận”. Cơ quan chức năng Mỹ “soi’ rất nghiêm ngặt mức độ tuân thủ của bên xuất khẩu, bất kỳ sơ suất nào cũng trả giá rất đắt.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, thiếu kinh nghiệm và kiến thức về toàn bộ quy trình xuất khẩu là vấn đề lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Quy trình này bao gồm từ khâu xuất cảng, vận chuyển và đưa sản phẩm vào thị trường, thông quan hải quan.
Thứ ba, một trong những lỗ hổng lớn liên quan đến quy trình xuất khẩu là không cung cấp đủ tài liệu cần thiết cho chơ quan hữu quan tại Mỹ. Hồ sơ bị thiếu hoặc không đúng quy chuẩn sẽ bị trả lại, mỗi lần như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị “lưu ý”.
Có ít nhất 9 cơ quan sẽ thông qua hồ sơ, với ít nhất 8 loại giấy tờ cơ bản: Hợp đồng, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói hàng hóa, Tài liệu về hàng hóa: Vận đơn đường biển. Ngoài ra còn có: Giấy chứng nhận chất lượng, Chứng nhận kiểm định, Giấy chứng nhận vệ sinh, Phiếu an toàn hóa chất.
>>Xuất khẩu sang Mỹ: Tiềm năng thị trường ngách
Thứ tư, những nơi kinh tế thị trường cao độ như nước Mỹ luôn tồn tại mạng lưới hỗ trợ cùng nhau hoạt động, điều đó có nghĩa doanh nghiệp xuất khẩu không thể “đơn thương độc mã”.
Nếu nhà xuất khẩu không làm việc và hợp tác tốt với đại lý hải quan, người giao nhận hàng hóa, nhân viên nhà băng, luật sư và các đơn vị tư vấn độc lập,…chắc chắn làm chậm quá trình xuất khẩu.
Thứ năm, chỉ dựa vào một số ít nhà nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu không thể thiếu đối tác phân phối tại thị trường bản địa; càng nhiều đối tác thì khả năng thành công càng cao. Vấn đề ở khâu kết nối kém hiệu quả dẫn đến rủi ro khi mất đi một vài doanh nghiệp nhập khẩu làm mất thị phần.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu sang Mỹ: Những khoản phí tổn khó tránh
04:00, 01/03/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Tiềm năng thị trường ngách
04:20, 27/02/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Sức hấp dẫn khó cưỡng
04:20, 23/02/2024
Xuất khẩu sang Mỹ: Những lưu ý với các doanh nghiệp
04:20, 20/02/2024
Làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ mà không thao túng tiền tệ?
05:30, 09/11/2023
Bánh trung thu Kinh Đô xuất khẩu sang Mỹ tăng gấp đôi
10:52, 13/08/2021