Xung đột Israel – Hamas vẫn đang diễn biến rất phức tạp, có thể sẽ tiếp tục tác động tích cực đến giá vàng tuần tới.
>> Xung đột Israel – Hamas “thổi bùng” giá vàng tuần tới
Sau khi mở cửa ở mức 1.926USD/oz, giá vàng quốc tế đã giảm xuống mức 1.908 USD/oz, sau đó liên tục tăng mạnh lên tới mức 1.997 USD/oz và đóng cửa tuần này ở mức 1.980 USD/oz.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC đã giảm ở những phiên đầu tuần này từ mức 71,6 triệu đồng/lượng xuống tới 70 triệu đồng/lượng, nhưng sau đó lại tăng lên mức 71,1 triệu đồng/lượng.
Sở dĩ giá vàng quốc tế tăng mạnh trong tuần này do xung đột Israel - Hamas ngày càng gia tăng, khiến vai trò trú ẩn của vàng tăng mạnh, bất chấp lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ngày càng tăng.
Sau khi Hamas phát động cuộc tấn công khủng khiếp vào Israel vào ngày 7/10, nhiều chuyên gia dự đoán cuộc xung đột này sẽ chỉ là xung đột hạn chế giữa Israel và Hamas. Nhưng lập luận đó trở nên kém thuyết phục sau vụ nổ kinh hoàng ngày 17/10 vừa qua tại bệnh viện al-Ahli ở Thành phố Gaza, nơi rất nhiều người Palestine phải di dời đang trú ẩn.
Bất chấp những lời giải thích trái ngược nhau về vụ nổ và đánh giá của Washington rằng Israel không phải chịu trách nhiệm, nhưng các quốc gia trong khu vực - bao gồm Bahrain, Ai Cập, Jordan, Maroc, Qatar, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - đều thẳng thắn cho rằng vụ nổ là do một cuộc không kích của Israel. Điều này khiến các cuộc biểu tình nổ ra ở các thành phố trên khắp Trung Đông.
Nhưng ngay cả trước thảm kịch ở bệnh viện al-Ahli, quy mô của các cuộc tấn công của Hamas và thực tế đang diễn ra ở Dải Gaza đã làm thay đổi các tính toán chiến lược của các bên tham gia. Những thay đổi đó đang khiến xung đột toàn diện ở khu vực có nguy cơ bùng phát, đặc biệt là nguy cơ đối đầu giữa Iran và Israel.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian cảnh báo rằng chừng nào chiến dịch của Israel ở Dải Gaza vẫn tiếp tục, rất có thể nhiều mặt trận khác sẽ được mở ra, đồng thời ông nói thêm rằng nếu Israel quyết định tiến quân vào Dải Gaza, thì các thủ lĩnh phe kháng chiến sẽ biến nó thành “nghĩa địa” của những người lính chiếm đóng.
Nếu xảy ra cuộc đối đầu giữa Israel và Iran, chưa kể đến một cuộc chiến tranh toàn diện ở khu vực Trung Đông, thì có thể gây bất ổn cho khu vực, phá vỡ thị trường toàn cầu, gây tổn hại lớn cho dân thường, thu hút lực lượng Mỹ và thậm chí có thể thúc đẩy Iran vũ khí hóa khả năng hạt nhân của mình.
>> Giá vàng tuần tới “hé lộ” tín hiệu phục hồi
Cho đến nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden dường như hiểu được những rủi ro này và đã ưu tiên đúng đắn cho việc ngăn chặn xung đột Israel - Hamas trong các hoạt động ngoại giao chớp nhoáng của mình vừa qua. Với sự giúp đỡ của các đối tác trong khu vực, chính quyền Biden dường như cũng đang tiếp cận với Iran thông qua các kênh hậu trường. Việc liên lạc như vậy là rất quan trọng để tránh tính toán sai lầm và leo thang quân sự không mong muốn giữa Israel và Iran.
Bà Dalia Dassa Kaye, Chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế Burkle UCLA, cho rằng vấn đề là cuộc xung đột này sẽ chỉ được kiềm chế nếu tất cả các bên đều muốn tránh một cuộc chiến tranh khu vực. Hiện tại, điều kiện đó dường như được giữ nguyên. Nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tồn tại trong tương lai. Tình hình thực tế rất dễ thay đổi và những thay đổi trong tính toán chiến lược của Israel và Iran có thể khiến các nhà lãnh đạo của họ tin rằng việc tránh xung đột rộng hơn sẽ gây nguy hiểm lớn hơn cho sự sống còn của họ so với việc đối đầu với nhau trong chiến tranh.
Như vậy, xung đột Israel – Hamas vẫn đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn tới cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực, nhất là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Israel và Iran. Điều này có thể đẩy giá dầu thô tăng mạnh, khiến kinh tế thế giới đối mặt nguy cơ bất ổn hơn, lạm phát tăng mạnh trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ gần như không còn dư địa. Do đó, vàng vẫn sẽ tiếp tục được hậu thuẫn bởi xung đột Israel – Hamas.
Ông Colin, Chuyên gia phân tích ngoại hối độc lập, cho rằng xung đột Israel – Hamas tiếp tục diễn biến xấu như hiện nay, thì giá vàng tuần tới vượt ngưỡng 2.000 USD/oz là rất có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc mua vàng như một nơi trú ẩn an toàn về mặt địa chính trị chưa bao giờ được chứng minh là bền vững. Do đó, giá vàng sẽ đối mặt nguy cơ bán tháo mạnh khi xung đột Israel – Hamas tạm lắng xuống hoặc kéo dài mà không có kết quả. “Chiến sự Nga-Ukraine đã từng khiến giá tăng đột biến, nhưng sau đó gần như không có tác động mạnh đến giá vàng”, ông Colin dẫn chứng.
Ngoài xung đột Israel – Hamas, số liệu GDP quý 3 và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 9 của Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Dù xung đột Israel – Hamas có thể vẫn sẽ chi phối giá vàng tuần tới, nhưng nếu các số liệu này có sự tăng/giảm đột biến, thì vẫn sẽ tác động mạnh đến giá vàng tuần tới.
Có thể bạn quan tâm
Xung đột Israel - Hamas: Hé lộ "trách nhiệm" của Mỹ
03:30, 20/10/2023
Nga toan tính gì từ xung đột Israel - Hamas?
04:00, 19/10/2023
Xung đột Israel - Hamas: Vấn đề nóng đặt ra với Trung Đông
03:30, 17/10/2023
Xung đột Israel - Hamas: Mâu thuẫn cường quốc hiện hình?
03:30, 16/10/2023
Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu
04:00, 15/10/2023
Xung đột Israel - Hamas sẽ kéo theo khủng hoảng dầu mỏ?
03:00, 15/10/2023
Xung đột Israel - Hamas: Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới
04:00, 14/10/2023
Châu Âu "lục đục nội bộ" về cách tiếp cận xung đột Israel - Hamas
04:00, 12/10/2023
Xung đột Israel - Hamas thử thách nỗ lực hòa giải của Trung Quốc
03:30, 11/10/2023
Xung đột Israel - Hamas bùng phát, giá dầu sẽ tăng vọt?
04:00, 09/10/2023