Xung đột thương mại sẽ giúp Trung Quốc "trỗi dậy" mạnh mẽ hơn

Cẩm Anh 29/06/2018 12:04

Khi Hoa Kỳ ngày càng đối đầu với Trung Quốc trong thương mại và quay lưng lại với thế giới, Bắc Kinh được nhìn nhận là nhân tố thúc đẩy kết nối thương mại toàn cầu.

Sáng kiến

Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc sẽ làm gia tăng vị thế của đất nước này

Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (OBOR) của Trung Quốc là một dự án cơ sở hạ tầng lớn trải dài hơn 80 quốc gia, được Trung Quốc tuyên bố là nỗ lực tìm kiếm sự phục hồi tuyến đường thương mại "Con đường Tơ lụa" lịch sử. Viện kinh tế Nomura ước tính sáng kiến này có trị giá ít nhất 1,5 nghìn tỷ USD, dựa trên việc ước tính các khoản đầu tư trong 10 năm tới.

Có thể bạn quan tâm

  • OBOR có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD

    OBOR có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD

    06:15, 25/06/2017

  • Xung đột thương mại Mỹ- Trung "nóng" trở lại

    13:08, 30/05/2018

  • Quốc gia nào chịu ảnh hưởng từ xung đột thương mại Mỹ- Trung?

    11:41, 04/05/2018

  • Tập đoàn nào chịu rủi ro lớn nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung?

    04:35, 20/06/2018

  • GDP toàn cầu giảm mạnh nếu chiến tranh thương mại Mỹ- Trung "bùng nổ"

    16:04, 06/04/2018

  • Căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ- Trung bùng phát

    06:20, 06/02/2018

  • Chiến tranh thương mại: “Đòn gió” giữa các đại gia

    08:30, 16/06/2018

  • Mỹ- Trung bên bờ vực chiến tranh thương mại

    04:32, 16/06/2018

  • Quyết định của Trump sẽ dẫn tới chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc?

    11:06, 15/06/2018

  • Quốc gia nào mắc nợ Trung Quốc vì Một vành đai, Một con đường?

    09:05, 06/03/2018

  • Dự án Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc có "đối thủ" mới

    01:32, 20/02/2018

  • Trung Quốc lãi lớn từ "Một vành đai, Một con đường"?

    09:03, 17/01/2018

Thông qua việc kết nối Trung Quốc với phần lớn các nước châu Á, châu Âu, Trung Đông và một phần châu Phi bằng các dự án thúc đẩy thương mại lớn như đường sắt, đường cao tốc và cảng, dự án này sẽ làm tăng khả năng tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc, giúp nước này khẳng định vị thế dẫn đầu cuộc chơi.

Các nhà phân tích cho biết, mặc dù dự án này đang "vấp" phải sự hoài nghi của một số quốc gia, nhưng việc Nhà Trắng tăng cường chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ thúc đẩy sự chấp nhận của các quốc gia này đối với OBOR.

Chương trình "Đặt nước Mỹ lên trên hết" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm dấy lên những lo ngại rằng đất nước này đang quay lưng lại với hệ thống thương mại toàn cầu mà họ từng duy trì.

Ông Carlos Casanova, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty bảo hiểm tín dụng thương mại Pháp Coface, cho biết có thể có sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu nếu việc tiếp cận nền kinh tế lớn nhất thế giới bị sụt giảm. Điều này buộc một số quốc gia tham gia OBOR phải tăng cường thương mại với Trung Quốc, qua đó cung cấp cho họ nhiều cơ hội xuất khẩu tiềm năng hơn.

"Trung Quốc sẽ "ít phụ thuộc hơn vào Mỹ” nếu thương mại gia tăng nhờ OBOR", ông Carlos Casanova nhận định.

Đồng quan điểm, ông Fred Neumann, Đồng Chủ tịch nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC ở Hồng Kông, cũng cho biết OBOR có thể có lợi cho Trung Quốc trong bối cảnh đối đầu thương mại với Mỹ. "OBOR sẽ giúp bù đắp những sụt giảm về tăng trưởng hoặc xuất khẩu sang Mỹ”, ông Neumann cho biết.

Ngoài ra, các chuyên gia khác cũng cho rằng, OBOR là một nỗ lực của Trung Quốc giành lấy sự thống trị chính trị và kinh tế trong thế kỷ 21 tại một khu vực địa lý.

Vừa qua, Tân Hoa Xã dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phủ nhận OBOR là "một mưu đồ" của Trung Quốc; đồng thời khẳng định đây là một kế hoạch đang được triển khai tích cực.

Bất chấp những đảm bảo như vậy từ phía Trung Quốc, OBOR vẫn không được thực hiện một cách suôn sẻ. Các dự án thuộc sáng kiến OBOR đang ngày càng gặp nhiều vấn đề, chẳng hạn như một cảng ở Sri Lanka chồng chất trong nợ nần; Malaysia đang đàm phán lại một thỏa thuận đường sắt sau sự trở lại của Thủ tướng Mahathir Mohamad vào tháng 5 vừa qua...

Và ngay cả khi Trung Quốc tăng cường các dự án đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này đã giảm trong năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 2009. Trên thực tế, đầu tư của Trung Quốc ở châu Á vẫn còn thấp so với Nhật Bản. Nhưng Trung Quốc có một lợi thế áp đảo về khối lượng thương mại và cam kết của Bắc Kinh đối với OBOR vẫn không hề dao động. Bất chấp sự sụt giảm chung trong năm 2017, đầu tư của Trung Quốc vào các quốc gia trong OBOR thực sự tăng lên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xung đột thương mại sẽ giúp Trung Quốc "trỗi dậy" mạnh mẽ hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO