Xung đột Trung-Ấn, an nguy của trục thương mại khổng lồ

NGUYỄN CHUẨN 22/06/2020 07:00

Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ chỉ sau Mỹ, tuy nhiên, sau cuộc xung đột quân sự giữa hai nước trong tuần qua, có thể điều đó sẽ thay đổi

Cuộc giao tranh “tay bo” giữa Trung Quốc–Ấn Độ vào ngày 16 tháng 6 năm 2020 gây ra cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ chỉ là một phần của các cuộc đụng độ quân sự đang diễn ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ kéo dài hàng nhiều thập kỷ trở lại đây.

Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với các lực lượng Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.

Ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với các lực lượng Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya

Nguyên nhân được cho là do Trung Quốc đang phản ứng trước sự phát triển cơ sở hạ tầng của Ấn Độ ở Ladakh như việc nước này đang xây dựng con đường "Tiểu khu Bắc", Darbuk–Shyok–DBO. Ngoài ra, theo các chuyên gia phân tích cho rằng, đó có thể là một sự thể hiện sức mạnh của Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm khi mà nước này đang bị gây áp lực tứ phía vì “thiếu trách nhiệm” khiến đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới.

Những xung đột trên mặt trận kinh tế

Sonam Wangchuk, một Kỹ sư, nhà đổi mới và nhà cải cách giáo dục Ấn Độ cũng là một trong những người đi đầu chiến dịch tẩy chay hàng hóa Trung Quốc tại Ấn Độ. Sử dụng hashtag - #BoycottChinese Products, người đàn ông 54 tuổi này đã đăng tải lên Twitter đoạn video kêu gọi người dân Ấn Độ thể hiện các quan điểm yêu nước của mình thông qua việc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. 

Trên mạng xã hội, người tiêu dùng và các doanh nghiệp Ấn Độ ồ ạt kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.

Trên mạng xã hội, người tiêu dùng và các doanh nghiệp Ấn Độ ồ ạt kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc

Ông chỉ ra rằng Trung Quốc đã kiếm được gần 5 nghìn tỷ Rupi thông qua các hoạt động kinh doanh hàng năm từ Ấn Độ. Ông cũng nói rằng Trung Quốc đang dùng số tiền này để mua vũ khí chống lại Ấn Độ. Hơn 91.000 người theo dõi trên Twitter của Soman tán thành quyết định từ bỏ TikTok. Chỉ trong chưa đầy một ngày, bài đăng của ông đã được chia sẻ hơn 21 nghìn lần và được hơn 59 nghìn người thích.

Liên minh Thương nhân Ấn Độ (CAIT), đại diện hơn 60 triệu doanh nhân nước này cũng cho biết sẽ tẩy chay 450 thương hiệu với hơn 3.000 sản phẩm của Trung Quốc, từ điện tử, mỹ phẩm, thời trang cho đến đồ nội thất.

Bên cạnh đó, nhiều chính trị gia Ấn Độ cũng kêu gọi chính phủ nước này hủy hợp đồng xây dựng đường tàu điện ngầm đã trao cho một công ty Trung Quốc. Tiếp đó, chính quyền của thủ tướng Modi cũng tuyên bố sẽ tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc và cấm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các dự án hạ tầng viễn thông Ấn Độ.

Nước nào sẽ thiệt hại khi tẩy chay nhau?

Trước vụ đụng độ ở biên giới, hai quốc gia châu Á này có những mối quan hệ kinh tế - thương mại chặt chẽ trong nhiều thế kỷ. Từ việc cung cấp linh kiện công nghiệp và nguyên liệu thô cho đến đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và công nghệ Ấn Độ, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Ấn Độ, chỉ sau Mỹ.

Liệu có chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

Liệu có chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

Trung Quốc hiện chiếm hơn 5% tổng sản lượng xuất khẩu của Ấn Độ và hơn 14% kim ngạch nhập khẩu trong năm tài chính 2019 -2020. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung lớn nhất của Ấn Độ.

Trong nhiều thập kỷ qua, Ấn Độ nhập khẩu của Trung Quốc từ điện thoại thông minh, thiết bị kỹ thuật, linh kiện ôtô, thành phẩm thép, thiết bị viễn thông, dược phẩm, hóa chất, nhựa và nhiều sản phẩm công nghiệp thiết yếu khác. Theo Reuters, nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc, bao gồm cả máy móc và thiết bị, chiếm khoảng 80% trong số gần 90 tỷ đô la thương mại song phương hàng năm.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn trực tiếp đầu tư vào các ngành luyện kim, năng lượng tái tạo, thiết bị điện, ôtô và hóa chất của Ấn Độ. Theo Bloomberg,  đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào Ấn Độ đạt 4,14 tỷ USD trong năm 2019. Con số theo công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc là 8 tỷ USD trong năm tài khóa 2018-2019.

Theo các chuyên gia phân tích, ngay cả khi tình hình quân sự được xoa dịu, các xung đột trên mặt trận kinh tế có thể vẫn sẽ tồn tại. Và với các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Alibaba và Tencent đầu tư vào các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ gặp nhiều những trở ngại, bao gồm cả việc kiểm soát dữ liệu.

Theo chuyên gia Sadanand Dhume, thành viên thường trú tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết, các cuộc đối đầu quân sự vừa qua có thể sẽ là “cuộc thăm dò” của Thủ tướng Narendra Modi, mục đích để kiểm tra ảnh hưởng của Trung Quốc với nước này. 

Tình hữu nghị giữa Thủ tướng Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình liệu có tồn tại trong bối cảnh xung đột leo thang?

Tình hữu nghị giữa Thủ tướng Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình liệu còn tồn tại trong bối cảnh xung đột leo thang?

Trước đó, New Delhi đã đưa ra các quy tắc yêu cầu “kiểm tra nghiêm ngặt” bất kỳ khoản đầu tư trực tiếp nào từ các thực thể Trung Quốc. Tuy vậy, cũng theo Dhume, quy mô và lợi thế sản xuất của Trung Quốc khiến Ấn Độ khó có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát mà không gây tổn hại cho người tiêu dùng của chính họ,

Trên thực tế, các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi dẫn đầu trong thị trường điện thoại di động của Ấn Độ. Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông khổng lồ, đã được phép tham gia thử nghiệm 5G của Ấn Độ. Trong khi đó, các công ty Ấn Độ lại đang thua thiệt trên chính “sân nhà” của mình. 

Cũng theo các chuyên gia phân tích, một cuộc chiến tranh quân sự toàn diện sẽ rất khó xảy ra nhưng một “cuộc chiến kinh tế” có thể sẽ là điểm mấu chốt trong cuộc giao tranh sắp tới từ hai nước.

Có thể bạn quan tâm

  • QUỐC TẾ TUẦN QUA: Nóng bỏng quan hệ giữa các cường quốc

    QUỐC TẾ TUẦN QUA: Nóng bỏng quan hệ giữa các cường quốc

    06:13, 21/06/2020

  • QUỐC TẾ TUẦN QUA: Chạy đua phục hồi kinh tế, mô hình mới lộ diện

    QUỐC TẾ TUẦN QUA: Chạy đua phục hồi kinh tế, mô hình mới lộ diện

    06:32, 14/06/2020

  • Mỹ- Trung sẽ

    Mỹ- Trung sẽ "không nhìn mặt nhau"?

    06:30, 20/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xung đột Trung-Ấn, an nguy của trục thương mại khổng lồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO