Bốn thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam hậu đại dịch

Diendandoanhnghiep.vn Trạng thái bình thường mới sẽ xuất hiện nhiều những xu hướng mới, cơ hội mới cho các doanh nghiệp.

Đại dịch xuất hiện, một lượng lớn người tiêu dùng chuyển từ mua sắm offline lên online. Kể từ đại dịch, chúng ta có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới. 71% người Việt có mua sắm trực tuyến ít nhất một lần.

Theo ghi nhận của Lazada trong quý III/2021, số khách hàng truy cập hàng ngày, số đơn hàng, số khách mua tăng gấp hai lần, số nhà bán hàng tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Vận hội mới đang xuất hiện với nền kinh tế, TMĐT Việt Nam.

Khi bước vào bình thường mới, đại dịch đã tái định hình hành vi mua sắm, theo ba hướng cụ thể:

Thứ nhất, người tiêu dùng dịch chuyển việc mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến. Khi mua trực tuyến, họ sẽ nhắm tới ba yếu tố: Nhanh chóng, tiện lơi, an toàn.

Thứ hai, mua sắm kết hợp giải trí tiếp tục lên ngôi và sẽ là trải nghiệm cốt lõi của người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ ba, xuất hiện một số nhóm tiêu dùng mới, vì Covid-19 họ phải thay đổi. Chúng tôi gọi là nhóm "mua sắm báo thù".

Với hành vi thứ nhất, chúng tôi tìm cách đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, quy trình đăng ký kinh doanh trên sàn TMĐT. Trước đây mất khoảng 3 tuần để đăng ký, thì từ tháng 6, quy trình chỉ còn 3 giờ. Cùng lúc đó, chúng tôi cung cấp trải nghiệm, người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm, bỏ vào giỏ hàng, mua sắm tiện lợi. Chúng tôi có đội ngũ logistic để đảm bảo giao hàng sớm nhất, an toàn nhất.

Với hành vi thứ hai, mua sắm kết hợp giả trí, người tiêu dùng dành thời gian nhiều hơn ở nhà, dùng máy tính, điện thoại, TV nhiều hơn, lúc đó họ sẽ coi livestream nhiều hơn, coi các buổi phát hình giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm thông tin, tương tác với người bán. Lazada ghi nhận nội dung livestream tăng 17 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong dịp 11/11 vừa rồi, chúng tôi ghi nhận số đơn hàng tăng 20 lần so với cùng kỳ.

Yếu tố thứ ba, dịch ảnh hưởng đến thu nhập, cuộc sống, hành vi của người tiêu dùng, có một số nhóm bức bối, không có cơ hội đi mua sản phẩm cần thiết. Ngay sau dịch, nới lỏng giãn cách, họ bắt đầu "mua sắm báo thù". Mua những sản phẩm trước đây mong đợi nhưng không thể mua, như máy tính, thiết bị thông minh, chăm sóc sắc đẹp. Hành vi này chúng tôi dự đoán sẽ kéo dài thêm 3 đến 6 tháng sau đó cho đến khi trở về bình thường.

Bốn thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam:

Thứ nhất, doanh nghiệp ta trước giờ chưa quen với tư duy kinh doanh trên nền tảng số, do đó chuyển đổi tư duy là thách thức lớn.

Thứ hai, khi lên nền tảng số thì sẽ có rất nhiều thông số kinh doanh. Như vậy thách thức là làm thế nào để có dữ liệu vận hành đầy đủ để có thể vận hành thành công.

Thứ ba, làm cách nào để khi chuyển đổi số, có thể tiếp cận được người tiêu dùng khi họ đang "thắt lưng buộc bụng" nhiều hơn.

Thứ tư, cần giải quyết bài toán đầu tư chi phí vận hành.

Với bốn thách thức như vậy, công nghệ sẽ giúp tháo nút thắt cho doanh nghiệp trên đường đua số.

Thứ nhất, công nghệ giúp tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng cho cả người tiêu dùng lẫn thương hiệu và nhà bán hàng.

Thứ hai, công nghệ giúp quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa tăng tốc, tối ưu chi phí vận hành.

Thứ ba, công nghệ giúp dự báo nhu cầu, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm, đặc biệt trong mùa cao điểm.

Với yếu tố thứ nhất, ở Lazada ứng dụng AI, machine learning từ rất lâu. Trí thông minh nhân tạo giúp chúng tôi có được kết quả tìm kiếm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cao, cá nhân hóa mua sắm của người dùng và giúp chuyển đổi từ việc tìm kiếm đến bỏ vào giỏ hàng, mua hàng.

Thứ hai, chúng tôi áp dụng công nghệ mới liên quan tới mua sắm kết hợp giải trí. Chúng tôi dùng công nghệ livestream, tương tác và nhiều công cụ để đề xuất sản phẩm trong quá trình livestream, giúp người tiêu dùng tăng kết nối với người bán hàng cũng như tăng sự kết nối mật thiết giữa doanh nghiệp và nhà bán hàng.

Thứ ba, công nghệ giúp cập nhật các bảng biểu, số liệu kinh doanh theo thời gian thực, để có thể giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh, sử dụng những công nghệ mới nhất để cung cấp dữ liệu. Đặc biệt, khi chúng tôi tích hợp được AI vào mạng lưới logistic hiện đại, chúng tôi phát triển công cụ tên Apolo, để tính toán đơn hàng nào trên tuyến đường nào, được shipper nào giao đến người dùng, sao cho hiệu quả nhất, ít chi phí nhất, nhanh nhất đến người dùng cuối.

Công nghệ trở thành DNA, liên quan mật thiết đến vận hành của sàn TMĐT như Lazada chúng tôi. Trân trọng cảm ơn các anh chị, quý vị đại biểu đã lắng nghe bài trình bày của chúng tôi.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bốn thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam hậu đại dịch tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711657578 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711657578 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10