“Bóng đen” bao trùm RCEP

Diendandoanhnghiep.vn Những xung đột lợi ích, bối cảnh mới không thuận lợi là những thách thức mà Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) khó vượt qua để đi đến thành công trong tương lai gần.

br class=

RCEP gồm 16 nước thành viên, chiếm trên 30% GDP toàn cầu.

Thiếu người dẫn dắt

Về lý thuyết, một khu vực kinh tế và thương mại muốn thành công thì cần có một hoặc vài nền kinh tế đóng vai trò là người dẫn dắt. Tuy nhiên, RCEP dường như lại không đủ điều kiện này.

Trong số các nước thành viên RCEP, Trung Quốc lớn nhất về quy mô kinh tế với GDP lên tới 13.608 tỷ USD, nhưng lại chưa phải là nền kinh tế phát triển, hệ thống thể chế, luật pháp không có độ tin cậy quốc tế. Thậm chí, nền thể chế và chính trị nước này còn gây nhiều quan ngại cho các đối tác còn lại.

Nhật Bản là nền kinh tế phát triển, quy mô lớn thứ hai trong nhóm với GDP gần 5.000 tỷ USD, có nền công nghệ cao, thể chế dân chủ có độ tin cậy. Tuy nhiên, quốc gia này lại không sẵn sàng làm người dẫn dắt vì nền kinh tế lệ thuộc vào bên ngoài và hướng ra bên ngoài thay vì dựa vào bên trong. Do đó, khó có thể và dường như cũng không muốn để cho đối tác khác dựa vào nền kinh tế nội địa của mình.

Ấn Độ lại càng không thể vì quy mô GDP chưa đủ lớn, chỉ khoảng 2.726 tỷ USD, trình độ phát triển và công nghệ còn thấp, dù có một nền thể chế dân chủ khá tiên tiến. Thậm chí, nước này còn tỏ ra có nhiều lo ngại bị thua thiệt, nếu tham gia vào RCEP.

Sự tương đồng về văn hóa, chính trị, tôn giáo, thậm chí gần gũi về địa lý giữa các quốc gia sẽ là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một FTA. Tuy nhiên, những yếu tố này không hội tụ trong RCEP.

ASEAN một mặt không phải là một nền kinh tế thống nhất, nên không thể có vai trò dẫn dắt như kiểu EU. Mặt khác, bản thân nhóm này vẫn cho thấy những lực ly tâm còn mạnh hơn là lực hướng tâm. Được xem là một khu vực kinh tế thành công nhưng xuất khẩu nội khối đạt đỉnh 25,2% trong tổng thương mại của các nước trong khối năm 2010, rồi lại sụt giảm còn 23,5% năm 2017; so với 44,9% (2017) xuất khẩu của các nước trong nhóm sang Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Nhập khẩu nội khối cũng đạt đỉnh 25% năm 2010 rồi giảm xuống còn 22,5% năm 2017; so với 53,1% nhập khẩu từ những nươc trên (2017).

Như vậy, hiện không có một nền kinh tế nào có đủ sức làm hạt nhân và dẫn dắt cho RCEP. Thiếu điều kiện này RCEP sẽ rất khó đi đến thành công.

Xung đột lợi ích

RECP hiện có nhiều khác biệt về lợi ích kinh tế và cả chính trị, thậm chí còn có những xung đột lợi ích gay gắt, cản trở tiến trình đàm phán của các nước thành viên.

Trung Quốc và Ấn Độ là một cặp quốc gia có lợi ích kinh tế xung đột nếu cùng tham gia RCEP. Ấn Độ đang phải chịu thâm hụt thương mại khoảng 60 tỷ USD/năm với Trung Quốc do các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, trong khi ở Ấn Độ thì không. Nhiều ngành nghề ở Ấn Độ đều phản đối xóa bỏ thuế quan nếu tham gia RCEP, vì họ lo ngại tất cả các ngành này của Ấn Độ sẽ bị xóa sổ. Thêm vào đó, việc Trung Quốc đứng về phía Pakistan trong cuộc xung đột biên giới giữa hai nước này ở Kashmir lại càng khiến Ấn Độ thêm khó chịu với Trung Quốc.

Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang có những xung đột nhất định. Những số liệu gần đây cho thấy Ấn Độ đang phải chịu thâm hụt mậu dịch gia tăng với hai nước này trong khuôn khổ FTA giữa họ với nhau. Do đó, Ấn Độ đã yêu cầu Nhật Bản và Hàn Quốc sớm xem xét lại FTA với mình.

Những điều nói trên có thể gây bất ổn chính trị ở Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 1 và 2/2020 đang đến gần. Đây cũng là lý do mà phía Ấn Độ viện dẫn để trì hoãn việc ký kết RCEP.

Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện cũng đang là một cặp xung đột lớn trong số các thành viên tham gia RCEP. Điều này sẽ là một trở ngại lớn cho sự thành công của RCEP.

Chiến tranh thương mại với Mỹ dường như là nguyên nhân khiến Trung Quốc có nhiều nỗ lực thúc đẩy RCEP. Bởi RCEP sẽ giúp Trung Quốc tiêu thụ số hàng thừa và giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Chính bối cảnh mới này và những tính toán này của Trung Quốc khiến không ít các đối tác, đặc biệt là Ấn Độ, lo ngại. Có thể vì lý do này, Ấn Độ đang cho thấy sự bất hợp tác của họ trong các đàm phán vừa rồi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bóng đen” bao trùm RCEP tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714118067 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714118067 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10