“Cấp cứu” du lịch Đà Nẵng (Kỳ II): Hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp “cầm hơi”

TUẤN VỸ 06/09/2020 03:00

Trong thời điểm khó khăn như hiện nay, việc các gói hỗ trợ đến tay các doanh nghiệp du lịch kịp thời được xem là “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp “cầm hơi”.

 Hàng quán trong Bến xe Đà Nẵng vẫn chưa mở cửa trở lại. Ảnh: TẤN VIỆT

Hàng quán trong Bến xe Đà Nẵng vẫn chưa mở cửa trở lại. Ảnh: Tấn Việt

Ngành du lịch nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng vừa có tín hiệu phục hồi thì làn sóng dịch COVID-19 lần 2 lại gần như xóa đi thành quả đã đạt được.

Mòn mỏi chờ hỗ trợ

Trong giai đoạn trước làn sóng dịch COVID-19 lần 2, Chính phủ đã có nhiều gói hỗ trợ đối với người lao động cũng như các doanh nghiệp, điển hình là gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều người lao động và doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được gói hỗ trợ với nhiều lý do.

Ông Lê Thiên Tư – Giám đốc Công ty TNHH V.E.I Travel, cho rằng các doanh nghiệp hiện nay rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, nếu không, thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiêp tuyên bố phá sản.

Trước thực trạng trên, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố cần đề xuất Chính Phủ gấp rút giải ngân trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 42 của Chính phủ nhằm nhanh chóng hỗ trợ người lao động ngành du lịch bị mất việc do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là lao động tự do như hướng dẫn viên, lái xe, nhân viên nhà hàng,... Đồng thời, cần gói hỗ trợ lần 2 như trên từ tháng 09/2020, để kịp thời hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp.

Kịp thời cứu doanh nghiệp

Theo ông Lê Tấn Thanh Tùng - Phó Tổng Gián đốc Công ty CP du lịch Việt Nam (Vitours), trong giai đoạn này, Chính Phủ cần gấp rút đưa ra các gói hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, như giảm hơn nữa chi phí tiền điện, nước, dịch vụ viễn thông và tiền thuê - tiền thuế đất; đồng thời giảm thuế VAT cho lĩnh vực dịch vụ du lịch xuống 5% đến hết năm 2021.

Các ngân hàng cần tiếp tục giãn nợ, khoanh nợ ít nhất đến hết quý I/2021, cho vay lãi suất ưu đãi nhất có thể để khởi động lại hoạt động kinh doanh.

Cũng theo ông Lê Tấn Thanh Tùng, hiện tại đang cho giãn BHXH, tức doanh nghiệp được nợ đóng BHXH đến hết năm 2020, sau đó phải đóng cộng dồn vào đầu 2021. Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp đã và đang chỉ hoạt động cầm chứng. Do đó, cần miễn đóng BHXH của người lao động đến hết năm 2020.

Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ hoàn tiền lại các dịch vụ đã được hủy cho các Công ty du lịch càng sớm càng tốt, chứ không phải thời hạn 90 ngày như các hãng hàng không thông báo.

Đặc biệt, các doanh nghiệp lữ hành cũng đề nghị Chính phủ không thu phí đăng kiểm khi đến hạn đăng kiểm trong giai đoạn dịch cũng như hết dịch.

Ngoài ra, Chính phủ cho phép doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạm ứng lại khoản tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa...

Có thể bạn quan tâm

  • “Cấp cứu” ngành du lịch Đà Nẵng (Kỳ I): Chưa kịp “thở” lại “chết lâm sàng”

    “Cấp cứu” ngành du lịch Đà Nẵng (Kỳ I): Chưa kịp “thở” lại “chết lâm sàng”

    11:30, 25/08/2020

  • Ngành du lịch Đà Nẵng lại “lao đao”

    Ngành du lịch Đà Nẵng lại “lao đao”

    13:35, 26/07/2020

  • “Đòn bẩy” phục hồi du lịch Đà Nẵng

    “Đòn bẩy” phục hồi du lịch Đà Nẵng

    05:00, 10/05/2020

  • Cẩn trọng bất động sản du lịch Đà Nẵng

    Cẩn trọng bất động sản du lịch Đà Nẵng

    06:00, 17/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Cấp cứu” du lịch Đà Nẵng (Kỳ II): Hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp “cầm hơi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO