Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp đặt lệnh trừng phạt với các tỷ phú Nga, những người được cho là có sức ảnh hưởng khá lớn với Tổng thống Putin.
>>Chiêu “đánh vào tài phiệt Nga” liệu có dễ?
Mới đây, Mỹ thông báo sẽ mở rộng danh sách các nhà tài phiệt Nga phải chịu các lệnh trừng phạt ngăn chặn hoàn toàn, “mức hạn chế cao nhất” đối với các nhà tài phiệt Nga, cùng các thành viên trong gia đình và cộng sự của họ.
“Nước Mỹ sẽ không chỉ dừng lại ở việc đóng băng tài sản của những mục tiêu này, mà sẽ thu giữ chúng”, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo trong bài phát biểu tại State of the Union.
Chịu trách nhiệm kiểm soát những tài sản này sẽ là KleptoCapture, một lực lượng đặc nhiệm của Bộ tư pháp Mỹ mới được công bố, với sự hỗ trợ từ Bộ ngân khố, FBI, IRS và các cơ quan liên bang khác.
Dưới đây là một số nhà tài phiệt Nga, những người được cho là có sức ảnh hưởng khá lớn với Tổng thống Vladimir Putin, hiện đang gia nhập danh sách trừng phạt của Mỹ.
Alisher Usmanov
Người ta biết đến Alisher Usmanov như một trong những nhà tài phiệt “yêu thích” của Vladimir Putin. Người giàu nhất nước Nga cho đến năm 2015, Usmanov sở hữu phần lớn cổ phần của mạng điện thoại lớn thứ hai của Nga, MegFon, và một cổ phần lớn trong tập đoàn sắt thép Metalloinvest.
Nhưng ít người biết rằng Usmanov đã từng đầu tư vào Facebook. Usmanov cuối đã rót hơn 900 triệu USD vào công ty này, sở hữu tới 10% cổ phần của Facebook trước khi bán cổ phần của mình vào năm 2014 và thu về hàng tỷ USD. Ông cũng là nhà đầu tư lớn vào Apple, Twitter, LinkedIn, Groupon và Zynga.
Usmanov đã phải chịu các lệnh trừng phạt của EU vào thứ hai và ngay sau đó, chính quyền Đức đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới, trị giá 600 triệu USD của ông, Dilbar. Vào ngày 3 tháng 3, ông nằm trong số những người bị Mỹ thêm vào danh sách trừng phạt.
Anh em nhà Rotenbergs
Rất lâu trước khi hai anh em Arkady và Boris Rotenberg trở thành hai trong số những nhà tài phiệt giàu có nhất nước Nga, họ là những người bạn “thanh mai trúc mã”, cũng tập luyện judo thời niên thiếu của Vladimir Putin, một vai trò mà họ tiếp tục khi trưởng thành. Sau khi Putin trở thành tổng thống, ông đã để cho hai anh em quyền kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước lớn và các hợp đồng béo bở, mang về cho họ một khối tài sản khổng lồ.
Rotenbergs kể từ đó đã xây dựng một đế chế gia đình khổng lồ với các khoản đầu tư quốc tế dưới một mạng lưới các công ty vỏ bọc. Mặc dù Arkady và Boris bị Mỹ trừng phạt sau sự kiện Crimea năm 2014 của Nga, theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ, các công ty có liên kết với Rotenberg tiếp tục thực hiện các giao dịch trong hệ thống tài chính Mỹ trị giá hơn 91 triệu USD.
Ngoài Arkady và Boris, 6 thành viên khác trong gia đình đã được thêm vào danh sách trừng phạt của Mỹ trong tuần này.
>>Xung đột Nga - Ukraine: Giới tài phiệt Nga tránh lệnh trừng phạt bằng tiền ảo
>>Căng thẳng Nga - Ukraine mở rộng tác động trên nhiều lĩnh vực
Có nhiều câu chuyện về Yevgeniy Prigozhin, người bắt đầu vươn lên nắm quyền bán xúc xích, ngay sau khi ra tù vì tội trộm cướp. Liên doanh của Prigozhin là một thành công vang dội, và trong vòng nhiều năm, ông đã mở các nhà hàng cao cấp thu hút một số nhà lãnh đạo Nga, khiến ông có biệt danh là “đầu bếp của Putin” và đưa ông vào vòng trong của giới thượng lưu nước Nga.
Nhưng tại Mỹ, Prigozhin có một vỏ bọc công việc khác: Cơ quan Nghiên cứu Internet, công ty đã sử dụng một đội quân hacker bắt đầu bằng việc hỗ trợ trong chiến sự Crimea năm 2014 của Nga, trước khi nỗ lực gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Prigozhin và Cơ quan Nghiên cứu Internet đã bị đại bồi thẩm đoàn Mỹ truy tố vào năm 2018 vì can thiệp vào cuộc bầu cử và Prigozhin bị thêm vào danh sách truy nã của FBI vào năm 2021. Yevgeniy Prigozhin hiện nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và EU.
Một cựu sĩ quan KGB, từng phục vụ bên cạnh Putin và Chemezov, Nikolai Tokarev tiếp quản tài sản của nhà nước Liên Xô cũ khi Putin xây dựng quyền lực chính trị của mình, và vào năm 2007 trở thành người đứng đầu tập đoàn dầu mỏ khổng lồ do nhà nước kiểm soát Transneft. Nhà tài phiệt này đã sử dụng vị trí của mình tại Transneft để xây dựng một đế chế kinh doanh và bất động sản. Tokarev đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU trong tuần này.
Petr Aven là người đứng đầu Tập đoàn Alfa, một ngân hàng thương mại với khối tài sản ước tính 5,5 tỷ USD. Một nhà sưu tập tranh cổ điển nổi tiếng của Nga, Aven đã cho Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại của New York và Neue Galerie mượn các tác phẩm trong bộ sưu tập của mình - được cho là trị giá 200 triệu USD. Aven được cho là chưa bao giờ mua máy bay hay du thuyền. Ông đã từng nói trên tạp chí FT rằng: “tất cả tiền của tôi đều dành cho nghệ thuật”.
Nhưng, Aven vẫn bị EU trừng phạt vào đầu tuần này, tổ chức này mô tả ông là “một trong những nhà tài phiệt thân cận nhất của Vladimir Putin” và là một trong “khoảng 50 doanh nhân Nga giàu có thường xuyên gặp gỡ Vladimir Putin tại Điện Kremlin”. Mặc dù vậy, Aven vẫn chưa bị Mỹ hoặc Anh đặt vào lệnh trừng phạt.
Hiện người giàu nhất nước Nga, Alexei Mordashov sở hữu 1/3 Tui, công ty du lịch lớn nhất châu Âu, và kiếm được hàng tỷ USD với tư cách là giám đốc điều hành của công ty khai thác và thép lớn nhất Nga, Severstal. Ông cũng là một cổ đông lớn của Ngân hàng Rossiya, ngân hàng đã mở các chi nhánh trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Trong hai thập kỷ qua, tỷ phú này cũng đã đổ tiền vào Mỹ, đầu tư mạnh mẽ thông qua Severstal vào các công ty thép ở miền Trung Tây trước khi bán chúng với giá 2,3 tỷ USD vào năm 2014. Mordashov đã hứng chịu các lệnh trừng phạt của EU, nhưng Mỹ vẫn chưa hành động.
Có thể bạn quan tâm
Căng thẳng Nga - Ukraine mở rộng tác động trên nhiều lĩnh vực
04:05, 04/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine, lộ toan tính của nước lớn
08:43, 03/03/2022
Xung đột Nga - Ukraine: Ngân hàng Trung ương Nga đối diện áp lực trừng phạt
16:00, 02/03/2022
Chiến sự Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho ông Putin?
15:02, 01/03/2022
Chiến tranh Nga - Ukraine, một tiền lệ nguy hiểm
05:30, 01/03/2022
Những công ty nào có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine?
11:25, 28/02/2022