Chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” cho kinh tế toàn cầu

NGUYỄN CHUẨN 27/06/2020 07:30

Triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu trong tháng qua vẫn chưa nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”, đó là đánh giá của đa số các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò mới đây.

Tuần vừa qua tất cả đã chứng kiến, thị trường chứng khoán thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất khi có sự gia tăng các trường hợp COVID-19 ở nhiều quốc gia. Nước Mỹ lại đang chìm sâu trong khủng hoảng, mọi chuyện tưởng như đã giành được một số kết quả tốt trong kiểm soát đại dịch đã “trôi sông đổ bể” khi các cuộc biểu tình bạo loạn của nước này xảy ra trong thời gian mở cửa trở lại của các tiểu bang.

Biểu tình, bạo loạn và sự gia tăng trở lại của COVID-19 đang khiến nước Mỹ chìm sâu trong khủng hoảng. Ảnh Reuters.

Biểu tình, bạo loạn và sự gia tăng trở lại của COVID-19 đang khiến nước Mỹ chìm sâu trong khủng hoảng. Ảnh AFP.

Bên cạnh đó, những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hay Mỹ-EU gia tăng, cùng với những cảnh báo mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế về sự sụt giảm gần 5% trong nền kinh tế toàn cầu đã làm dấy lên mối lo ngại sự phục hồi kinh tế thế giới trong năm nay.

Mới đây, hãng tin Reuters đã tổ chức cuộc thăm dò ý kiến với hơn 250 nhà kinh tế được thực hiện trong tháng này cho thấy, sự suy thoái đang diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế phát triển lớn sẽ “sâu và lâu” hơn dự kiến rất nhiều và điều này có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức thời điểm trước đại dịch COVID, thậm chí cho đến cuối năm tới.

Có đến 80% các chuyên gia kinh tế cho rằng, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng “dậm chân tại chỗ” trong tháng vừa qua và thời gian tới cũng còn “chưa thể dự đoán”.

Ethan Harris, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại BofA cho biết, thế giới đang chứng kiến ba loại rủi ro trong tương lai. Đầu tiên là virus quay trở lại, điều đó có thể kích hoạt một sự đảo ngược của quá trình mở lại. Rủi ro thứ hai là sự “mệt mỏi về tài chính”, chính sách tiền tệ của các quốc gia hiện đang “tiêu hết cả quỹ chính sách”. Và rủi ro thứ ba là cú sốc COVID-19 vòng hai có thể còn tồi tệ hơn chúng ta tưởng.

Theo dự đoán từ IMF, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 4,9%, đấy là chưa kể trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ giảm 6,0%.

Theo dự đoán từ IMF, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm 4,9%, đấy là chưa kể trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ giảm 6,0%.

Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ giảm 3,7% trong năm nay và tăng 5,4% trong năm tới, tuy nhiên, theo dự đoán từ IMF là -4,9%, đấy là chưa kể trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ giảm 6,0%.

Theo các nhà kinh tế, một mối đe dọa rất lớn đó chính là triển vọng lạm phát toàn cầu, các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới dự kiến có thể sẽ không kiểm soát được mục tiêu lạm phát ngay cả trong vòng ba năm tới. Điều đó đặt ra câu hỏi về những lựa chọn mà các nhà hoạch định chính sách đã để lại.

“Khi cuộc khủng hoảng COVID-19 diễn ra, các cuộc nói chuyện đã chuyển sang “tiền trực thăng” và “kiếm tiền từ nợ”, David Mackie, nhà kinh tế tại JP Morgan cho biết.“Tiền trực thăng” là một chính sách tiền tệ độc đáo được đề xuất, đôi khi được coi như một giải pháp thay thế cho việc nới lỏng định lượng khi nền kinh tế rơi vào bẫy thanh khoản.

Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, khi đại dịch bị đẩy lùi và các biện pháp hạn chế, phong tỏa được dỡ bỏ ở các nền kinh tế phát triển vào một vài tháng tới, tác động tiêu cực trong kinh tế toàn cầu có thể sẽ giảm trong cuối năm nay và sự hỗn loạn trong thị trường tài chính sẽ được ổn định trở lại. Điều này có thể sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu phục hổi trở lại.

Tuy nhiên, triển vọng trên mới chỉ là “trong dự đoán”, vấn đề chính là đại dịch COVID-19 liệu có được giải quyết dứt điểm hay không thì lại không nằm trong khả năng của các nhà kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • QUỐC TẾ TUẦN QUA: Chạy đua phục hồi kinh tế, mô hình mới lộ diện

    QUỐC TẾ TUẦN QUA: Chạy đua phục hồi kinh tế, mô hình mới lộ diện

    06:32, 14/06/2020

  • Vực dậy kinh tế (Bài 3): Bộ ba

    Vực dậy kinh tế (Bài 3): Bộ ba "tiền, lãi suất và chất xám" của ông Trump

    06:15, 12/06/2020

  • Vực dậy kinh tế: (Bài 2) Châu Á làm gì để “tỉnh giấc” sau COVID-19?

    Vực dậy kinh tế: (Bài 2) Châu Á làm gì để “tỉnh giấc” sau COVID-19?

    06:30, 11/06/2020

  • Vực dậy kinh tế (Bài 1): EU với công cụ

    Vực dậy kinh tế (Bài 1): EU với công cụ "Coronabonds" và định chế ECB

    06:30, 04/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” cho kinh tế toàn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO