Có hay không khả năng Mỹ quay trở lại bàn đàm phán CPTPP?

Diendandoanhnghiep.vn Gia nhập lại CPTPP sẽ tạo ra một động lực quan trọng cho chiến lược của Mỹ xung quanh các vấn đề về Trung Quốc

Vào giữa tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Vương quốc Anh – bà  Liz Truss đã gặp 11 thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để thảo luận về khả năng Vương quốc Anh gia nhập Hiệp định này.

Vương quốc Anh dường như đang trên đà trở thành quốc gia đầu tiên tham gia thỏa thuận thương mại khu vực. (Ảnh chụp từ Twitter của Liz Truss)

Vương quốc Anh dường như đang trên đà trở thành quốc gia đầu tiên tham gia thỏa thuận thương mại khu vực. (Ảnh chụp từ Twitter của bà Liz Truss)

Phát biểu về cuộc thảo luận, bà Liz Truss chia sẻ: “Cuộc họp đã đưa ra một tín hiệu về tầm quan trọng của CPTPP đối với Vương quốc Anh và nhấn mạnh trọng tâm của chúng tôi trong việc tăng cường thương mại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cải thiện thương mại toàn cầu là điều thiết yếu để phục hồi kinh tế khỏi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đa dạng hóa các liên kết thương mại sẽ làm tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu, đảm bảo an ninh của nền kinh tế thế giới trong tương lai”. 

Sau động thái đáng chú ý nói trên của London, giới quan sát thế giới tập trung vào Mỹ với câu hỏi rằng có hay không khả năng Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Joe Biden hay nhiệm kỳ thứ hai của Đương kim Tổng thống Donald Trump sẽ quay trở lại bàn đàm phán CPTPP?

Nếu Mỹ tìm cách quay lại các vòng đàm phán của CPTPP, thì phải thừa nhận rằng đây là một sự đảo ngược đáng kinh ngạc. Nhìn lại dòng thời gian, vào năm 2016, cả hai ứng cử viên tổng thống là ông Donald Trump và bà Hillary Clinton đều lên tiếng chỉ trích Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - tiền thân của Hiệp định CPTPP hiện nay. 

Sau khi đắc cử và trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP, khi cho rằng các thỏa thuận thương mại song phương mới là sự lựa chọn của Mỹ. Tuy nhiên, khả năng về sự tham gia trở lại vào Hiệp định CPTPP của Mỹ đang được để ngỏ hơn bao giờ hết.

Tham gia CPTPP sẽ là một cách chắc chắn giúp củng cố sâu sắc hơn các mối quan hệ chiến lược và kinh tế với châu Á - khu vực đã trở thành động lực cho tăng trưởng toàn cầu và dự kiến sẽ chiếm 50% nền kinh tế toàn cầu vào năm 2040. Đại dịch COVID-19 đã giúp đẩy nhanh xu hướng đó khi Đông Á đang phục hồi sau suy thoái kinh tế nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng làm nổi bật các lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu trong các lĩnh vực quan trọng và chiến lược từ cung cấp y tế đến chất bán dẫn. Do đó, việc thiết lập chuỗi cung ứng bền vững với các đối tác đáng tin cậy là một giải pháp quan trọng để tăng cường khả năng phục hồi trong các mạng lưới này. CPTPP giúp đưa ra các quy tắc và tiêu chuẩn chung, giúp tạo thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các thành viên, là cơ sở cho việc xây dựng các chuỗi cung ứng đáng tin cậy trong khu vực.

Cuối cùng, việc tham gia CPTPP sẽ tạo ra một động lực quan trọng trong chiến lược của Mỹ về vấn đề Trung Quốc. Cách tiếp cận “đơn thương độc mã” của chính quyền Trump, bao gồm tăng thuế đơn phương và đàm phán song phương, đã không mấy thành công trong việc kiềm chế các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc.

Tham gia CPTPP sẽ tạo cơ hội cho Washington “bắt tay” với các nước cùng chí hướng để thúc đẩy một mô hình kinh tế thay thế cho chủ nghĩa tư bản do nhà nước lãnh đạo của Bắc Kinh.

Việc Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP vào tháng 1 năm 2017 cho thấy cách tiếp cận đơn phương của Washington đã có những hạn chế trong việc kiềm chế các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc

Việc Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi TPP vào tháng 1 năm 2017 cho thấy cách tiếp cận đơn phương của Washington đã có những hạn chế trong việc kiềm chế các hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc

Mặc dù cả ông Biden và ông Trump đều không nói rằng họ sẽ tìm cách tham gia CPTPP, nhưng cả hai đều bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng này ở những góc độ khác nhau. Ông John Biden ủng hộ TPP với tư cách là phó chủ tịch và gần đây ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Mỹ phải  thiết lập các quy tắc về thương mại. Trong khi đó mặc dù ông Donald Trump đã kịch liệt phản đối TPP vào năm 2016, nhưng vào năm 2018, với tư cách là tổng thống, ông gợi ý rằng Mỹ có thể tham gia CPTPP và để ngỏ khả năng Washington sẽ ngồi lại vào bàn đàm phán.

Theo Viện Chính sách Xã hội Châu Á, một cuộc đàm phán lại ở quy mô lớn theo đề xuất của Tổng thống Trump có thể sẽ không xảy ra. Mặc dù Washington sẽ cố gắng để tạo ra những thay đổi nhằm tối đa hoá lợi ích của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cũng như chính sách thương mại, tương tự như những gì có trong Hiệp định thương mại USMCA giữa Mỹ-Mexico-Canada, nhưng lại không mấy quan tâm tới lợi ích giữa các nước thành viên. 

Bên cạnh đó, Mỹ còn một số việc nội bộ cần giải quyết trước khi quay lại bàn đàm phán CPTPP. Công việc này bao gồm tham vấn với Quốc hội và các bên liên quan khác, chẳng hạn như các nhóm kinh doanh, lao động và xã hội dân sự về chương trình thương mại của Mỹ sẽ như thế nào. Ngoài ra, Nhà Trắng cũng sẽ cần để tâm vào các chính sách giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh và đổi mới của Mỹ.

Nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ cần phải đợi để tái hợp tác thương mại với châu Á - Thái Bình Dương. Trước tiên, Nhà Trắng có thể theo đuổi một thỏa thuận hẹp hơn với các nước CPTPP, xoay quanh một chủ đề mang tính thời sự, chẳng hạn như thương mại kỹ thuật số, môi trường và khí hậu. Một thỏa thuận theo ngành sẽ giúp xây dựng lòng tin và là điểm khởi đầu cho quá trình tái nhập của Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là liệu việc tái gia nhập có xứng đáng hay không, đặc biệt là trước sự phản đối mà Mỹ đã phản ứng với TPP chỉ mới 4 năm trước? Tuy nhiên, với việc Hiệp định này sẽ giúp thúc đẩy rất nhiều cả tăng trưởng kinh tế và liên kết kinh tế khu vực, việc tái liên kết các thành viên của CPTPP là một trong những cách có tác động nhất mà Tổng thống Mỹ có thể định hình tương lai của khu vực.

Làm như vậy sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Mỹ cũng như cung cấp một nền tảng để hợp tác với các nước cùng chí hướng trong việc thúc đẩy một giải pháp thay thế cho mô hình kinh tế do nhà nước lãnh đạo của Trung Quốc

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có hay không khả năng Mỹ quay trở lại bàn đàm phán CPTPP? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713509441 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713509441 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10