Sắp có Thông tư sửa đổi, cổ phiếu vận tải biển thăng hoa

Diendandoanhnghiep.vn Cổ phiếu vận tải cảng biển vừa có phiên giao dịch hút tiền trên thị trường chứng khoán nhờ thông tin tích cực từ chính sách ngành…

>> Giá cước vận tải biển dự báo "quay đầu" tăng 

Dù khó khăn nhưng vận tải biển Hải An vẫn tiếp tục đầu tư đội tàu nâng cao năng lực vận tải biển

Dù khó khăn nhưng vận tải biển Hải An vẫn tiếp tục đầu tư đội tàu nâng cao năng lực vận tải biển

Trong những ngày cuối tháng 8/2023, nhóm cổ phiếu vận tải biển được dòng tiền tìm đến và tăng rất mạnh. Điển hình cổ phiếu GMD- Công ty Cổ phần Gemadept tăng sát trần 62.700 đồng/cp; Cổ phiếu HAH-Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An tăng sát trần lên 34.700 đồng/cp; Cổ phiếu PVT -Tổng Công ty Vận tải Dầu khí tăng lên 23.200 đồng/cp, cổ phiếu VOS- Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam tăng lên 11.950 đồng/cp... Ngoài ra, các cổ phiếu nhỏ dòng vận tải biển cũng tiếp tục thăng hoa do dòng tiền ưu ái tìm đến.

Hiệu ứng thăng hoa thị giá và hút dòng tiền của cổ phiếu vận tải biển có thể đến từ thông tin Cục Hàng hải Việt Nam đã ban hành Dự thảo thay thế Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam. Qua đó, đề xuất tăng 10% giá dịch vụ xếp dỡ container từ ngày 01/01 năm 2024 tại một số khu vực, bao gồm Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cái Mép Thị Vải.

Dự thảo còn đề xuất các bến có khả năng tiếp nhận tàu trên 160.000 DWT có thể áp mức tăng thêm 10% phí dịch vụ xếp dỡ, đồng nghĩa với việc các bến có cơ hội tăng phí bốc xếp lên 20% so với mức hiện tại nếu Dự thảo được thông qua…

Có thể nói, giá cổ phiếu ngành tăng như trên đang là diễn biến ngược với việc thị trường vận tải biển đang gặp khó khăn, giá cước vận tải biển giảm, tình trạng dư cung xảy ra...

Các báo cáo tài chính cho thấy các doanh nghiệp vận tải biến vẫn đang đối mặt với tình hình kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp tiếp tục thua lỗ. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp trong ngành vẫn lên kế hoạch sẽ tiếp tục đầu tư cho đội tàu đang vận chuyển. Trong đó, ông lớn trong ngành MVN-Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam công bố kế hoạch đầu tư thêm 4 tàu container từ 1.700 Teus đến 2.200 Teus và 08 tàu hàng khô trọng tải đến 60.000 tấn (DWT). Bên cạnh đó, MVN sẽ thanh lý 24 tàu với tổng trọng tải khoảng 617.000 tấn (DWT). Dự kiến đến năm 2025, đội tàu của MVN sẽ có tổng số 40 tàu, tổng trọng tải khoảng 1,2 triệu tấn. Trong đó, đội tàu container đạt trọng tải khoảng 200.000 tấn DWT (13.000 - 16.000 TEU), tương đương 30% trọng tải đội tàu container Việt Nam.

Với “ông lớn” PVT- Tổng Công ty Vận tải Dầu khí, riêng năm 2023, công ty mẹ dự kiến sẽ đầu tư khoảng 164 triệu USD để mua 6 tàu mới. Ngoài ra còn có vốn đầu tư ngoài hơn 190 triệu USD cho 12 tàu nữa. Còn với HAH, ông Vũ Thanh Hải-Chủ tịch Công ty cho biết, HAH đang có 11 tàu vận hành và sẽ đón thêm 3 tàu mới trong năm 2023, bởi số lượng hiện nay là ít và doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh nên cần đội tàu lớn hơn. Ngoài ra, việc trẻ hóa đội tàu có thể tăng sức cạnh tranh của HAH với các doanh nghiệp vận tải biển khác.

Theo các chuyên gia, giá cổ phiếu ngành vận tải biển tăng còn nhờ những dự báo tương đối tích cực. Đó là tốc độ tăng trưởng của thị trường tàu hàng khô trong năm 2023 được dự báo sẽ đạt mức 1,5 - 2,5%. Tuy nhiên, trong 06 tháng cuối năm 2023, số lượng tàu đóng mới được giao ở mức cao, sẽ tác động mạnh lên nguồn cung. Hiện  thị trường tàu container được dự báo sẽ diễn biến chậm do số lượng tàu đóng mới được giao mở mức cao (120 tàu), trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hoá thấp như hiện nay sẽ xảy ra tình trạng dư thừa nguồn cung. Các hãng tàu được cho là sẽ tiếp tục giảm giá cước vận chuyển như trong nửa đầu năm để đảm bảo hoạt động của đội tàu.

Ông Vũ Ngọc Sơn, cựu Chủ tịch HAH nhận định, thị trường vận tải container đang bắt đầu phục hồi sau giai đoạn khó khăn, đáy của thị trường vận tải đã là tháng 2/2023. Giá cước vận tải giao nhanh hiện nay đã về bằng trước đại dịch. Từ tháng 4/2023 giá cho thuê tàu đã tăng 15% so với mức đáy hồi tháng hai. Ví dụ như giá thuê tàu 1.700 TEU hồi tháng hai chỉ khoảng 14.000 USD, nhưng hiện tại đã tăng lên mức 16.500-17.000 USD.

Còn ở thị trường vận tải, sự dư thừa tàu đang xảy ra tại thị trường nội địa. Điều này đã khiến giá cước vận tải biển trong nước giảm 60%. Giá cước còn chịu tác động bởi tình hình sản xuất trong nước giảm sút.

Tuy nhiên dự báo thị trường vận tải nội địa từ quý 3/2023 có thể khởi sắc trở lại. Cùng với dự thảo mới được sửa đổi, nếu được thông qua sẽ giúp các doanh nghiệp tăng thêm doanh thu và lợi nhuận. Theo đó nhóm cổ phiếu ngành này cũng được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong những tháng còn lại của năm 2023…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sắp có Thông tư sửa đổi, cổ phiếu vận tải biển thăng hoa tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714354978 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714354978 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10