Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 25/05/2021 06:00

Cuộc chiến mới, thời hậu COVID-19 đã thành hình - không súng đạn, giết chóc, không thôn tính địa lý lẫn nhau!

Ba nhà khoa học lần đầu tiên sử dụng chất bán dẫn vào năm 1948

Ba nhà khoa học lần đầu tiên sử dụng chất bán dẫn vào năm 1948

Nhân loại chỉ mới biết đến các cuộc chiến tranh thâu tóm không gian địa lý chứ chưa bao giờ nghĩ đến một lúc nào đó, tất cả mọi nỗ lực phát triển kinh tế, công nghệ chỉ nhằm mục đích gom cả thế giới vào con chip nhớ nhỏ xíu!

Cuộc chiến mới, thời hậu COVID-19 chính thức thành hình - không súng đạn, giết chóc, không thôn tính địa lý lẫn nhau. Ở cuộc chiến này người ta tìm cách thu thập, dung nạp, kiểm soát, khống chế và điều khiển nhau. Đó là cuộc chiến chất bán dẫn.

Năm 1946, Đại học Pennsylvania - Mỹ đã xây dựng một hệ thống máy tính đầu tiên sử dụng các đèn chân không. Hệ thống máy tính này có kích thước rất lớn, nó chiếm toàn bộ tòa nhà, và nó tiêu thụ một số lượng lớn điện năng đồng thời tỏa ra rất nhiều nhiệt - đây là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới.

Một năm sau, để giải quyết chiếc máy tính cồng kềnh này, nhà vật lý Shockley phát minh ra transistor (sử dụng chất bán dẫn) thay cho đèn chân không, đánh dấu sự xuất hiện của thời đại transitor và công nghệ thông tin.

Cùng với sự phát triển của chất bán dẫn, từ transitor, IC, con chip với kích thước siêu nhỏ dưới 7nanomet, 5namomet, diện tích, trọng lượng máy tính nhỏ dần theo thời gian, ứng dụng trong tất cả các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Chất bán dẫn đang được sử dụng trong mọi ngõ ngách của xã hội và hỗ trợ hàng ngày cuộc sống của chúng ta. Đây là lý do đưa chất bán dẫn trở thành vật liệu chiến lược, trung tâm cuộc cạnh tranh mới giữa các cường quốc.

Thế mạnh công nghệ bán dẫn xưa nay nằm trong tay Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu như Mỹ không phát động tổng lực đánh chặn Trung Quốc.

Sự kiện Mỹ cấm vận Huawei được xem là bước ngoặt nổ ra xung đột công nghệ giữa các cường quốc. Bộ mặt công nghệ Trung Quốc bị tổn thương nghiêm trọng, nước này tìm mọi cách trả đũa bằng cách ngưng xuất khẩu đất hiếm - nguyên liệu sản xuất chất bán dẫn.

Sự cố kinh tế này làm lộ ra lỗ hổng chết người, đầu tiên là các hãng sản xuất xe hơi, thiết bị điện tử phải cắt giảm quy mô sản xuất, thậm chí Ford, Vonkswagen, Mercedes đóng cửa nhiều nhà máy do thiếu con chip.

Lần đầu tiên, “ông kẹ” công nghệ thế giới là Mỹ - cảm thấy bất an khi phát hiện thấy Trung Quốc âm thầm thâu tóm tới 22% thị phần gia công chất bán dẫn toàn cầu trong năm 2020, và vẫn tiếp tục tăng.

Trên thực tế thì các hãng gia công hàng đầu thế giới như TSMC hay Samsung đều có nhà máy đặt tại Trung Quốc, và được hưởng lợi nhất nhiều từ nhu cầu gia công chip của chính những công ty nội địa chỉ chuyên thiết kế.

Chỉ riêng trong nửa đầu 2020, mỗi Quý TSMC thu về 2,2 tỷ đến 2,3 tỷ USD nhờ gia công chip cho các công ty Trung Quốc như HiSlilicon. Riêng công ty gia công chip SMIC của Trung Quốc cũng đạt mức tăng trưởng khủng khiếp đến 32% trong năm 2020.

Ngày nay chất bán dẫn được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, vai trò của nó ngày càng quan trọng

Ngày nay chất bán dẫn được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, vai trò của nó ngày càng quan trọng

Mỹ bắt đầu lôi bè kết cánh với Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia xây dựng chuỗi cung ứng chip riêng - cố gắng loại bỏ sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Ở chiều ngược lại Bắc Kinh cũng đã có kế hoạch bài bản để tự chủ - tự sản xuất chip, siết chặt xuất khẩu và chia sẻ công nghệ cao.

Sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 với mức độ, tính chất tác động chưa từng có đã đặt ra yêu cầu sắp xếp lại trật tự quyền lực; thay đổi phương thức sản xuất, bổ sung lực lượng sản xuất. Đó chính là kinh tế không tiếp xúc, thông qua AI, IoT, blokchain,… cấp thiết phải đẩy nhanh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Làm thế nào khi không cần đến công sở mà vẫn hoàn thành tốt công việc?  Làm sao nhà quản lý không cần gặp nhân viên vẫn có thể điều tiết trôi chảy công việc? Chẳng có phép màu nào cả, tất cả đã có con chip giải quyết.

Những nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đã họp bàn đại sự với nhau thông qua màn hình máy tính trong thời đại COVID-19. Việc hệ trọng này vẫn có thể được giải quyết bởi con chip thì bất cứ vấn đề nào cũng có thể làm tương tự. Đây chính là vấn đề.

Vì thế, thiết kế và sản xuất chip bây giờ không chỉ là nhiệm vụ của lĩnh vực công nghệ và doanh nghiệp. Nó là nhiệm vụ mang tính chính trị, chiến lược của mỗi quốc gia.

Các nhà nước phải trực tiếp khởi tạo hay nói cách khác là khởi nghiệp: tạo dựng các nền tảng mới mà tư nhân ko muốn và ko thể, như những năm 50-70 thế kỷ trước, để đưa quốc gia thoát khủng hoảng và vượt lên thâu tóm các giá trị thị trường mới.

Còn tiếp…

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

    Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

    10:00, 13/04/2021

  • “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    03:47, 26/01/2021

  • Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    05:14, 26/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO