Không có cái gọi là "thị trường tân tự do" cũng không tồn tại nền kinh tế "vô chính phủ". Vai trò của Nhà nước một lần nữa được chứng minh.
Từ khi xuất hiện nền kinh tế hàng hóa cho đến nay, đã có hàng chục lý thuyết kinh tế ra đời - với tư cách là công cụ giúp Nhà nước “cầm cương” nền kinh tế thị trường.
Có thể kể ra một vài học thuyết kinh tế quan trọng, như: chủ nghĩa trọng nông, chủ nghĩa trọng thương, thuyết bàn tay vô hình và thuyết bàn tay hữu hình; học thuyết kinh tế chính trị Marx - Lenin,…
Tất cả các lý thuyết đều nhằm mục đích trả lời cho các câu hỏi: Mô hình kinh tế nào là tối ưu nhất? Làm sao để tối đa hóa lợi nhuận, tránh rủi ro? Đặc biệt, các lý thuyết kinh tế đều giành nội dung trọng tâm để bàn đến vai trò, vị trí của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Ví dụ, phái trọng thương cho rằng, cần thúc đẩy việc chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực Nhà nước đó bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch. Nó là sự tương đương trong kinh tế của chủ nghĩa chuyên chế trong chính trị.
Ngược lại, Adam Smith - tác giả học thuyết bàn tay vô hình phân tích: chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp, cứ để nó tự do hoạt động kinh doanh; ông kết luận: “Sự giàu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ của Nhà nước, mà do bởi tự do kinh doanh”.
Học thuyết Marx - Lenin giành phần lớn thời gian nghiên cứu tính chất, đặc điểm và tiên đoán viễn cảnh của các nền kinh tế tư bản. Song, học thuyết này có phần nghiêng về nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của Nhà nước trong điều tiết kinh tế vĩ mô.
Với những gì đã diễn ra trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa từ đầu thế kỷ 19 đến nay có thể rút ra một vài kết luận: 3 thế kỷ qua, các nhà nước tư sản liên tục thay đổi tư duy điều hành kinh tế - từ không kiểm soát, hay gọi là nền nền kinh tế “vô chính phủ” ở Anh, Đức, Pháp, Hà Lan và Mỹ, gọi là “tự do cạnh tranh”.
Suốt thế kỷ 20, hệ thống Nhà nước tư bản chuyển từ trạng thái “không tác động” sang cộng hưởng, hợp tác tích với ông chủ tư sản. Ở giai đoạn này Nhà nước đóng vai trò tiên phong khai phá thị trường mới, nguyên, nhiên liệu mới, nhân lực mới.
Biểu hiện là các cuộc xâm lược thuộc địa, các đại doanh nghiệp theo sau họng súng để khai thác, vơ vét quốc gia bị trị. Điển hình như cuộc khai thác thuộc địa lần nhứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam; thực dân Anh, Hà Lan ở Ấn Độ và “bát quốc liên minh” xâu xé Trung Quốc.
Đến cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, màn kết hợp Nhà nước và giới chủ vẫn còn diễn ra, đặc biệt trên mặt trận kinh tế số, truyền thông. Ví dụ, chính phủ Mỹ từng sửa luật truyền thông tạo điều kiện cho Facebook trở thành đế chế bất trị như ngày nay.
Hiện nay, có hai xu hướng đang song song: Một là, các chính phủ bắt đầu tìm cách kiểm soát kinh tế, Mỹ lo sợ quyền lực của BigTech, Trung Quốc trừng phạt Alibaba; nhiều quốc gia bất mãn với sự ngông cuồng của Facebook, Google,…
Joe Biden trở thành Tổng thống cũng vì lẽ đó, xu hướng chính trị của đảng Dân chủ luôn muốn kiếm soát kinh tế - xã hội. Lẽ dĩ nhiên, lựa chọn của người dân Mỹ là có lý do.
Hai là, các nhà nước cũng hỗ trợ tận lực, cộng tác tối đa với doanh nghiệp để chạy đua sản xuất chip nhớ - thiết bị đóng vai trò là bộ não của thế giới trong thế kỷ 21.
Như vậy, vai trò của Nhà nước với kinh tế thị trường không phải là một hằng số. Khăng khăng mặc định kiểm soát cũng không phải là tư duy đúng đắn; thả nổi theo các quy luật khách quan cũng không phải hay.
Trong tiến trình này, Nhà nước tư sản cho thấy khả năng phản ứng rất linh hoạt - họ dường như không “thần tượng” bất cứ lý thuyết nào, mà thường xuyên thay đổi cách quản lý, điều tiết phù hợp với từng giai đoạn.
Tuy nhiên, trên sân khấu kinh tế chính trị - dù muốn hay không vẫn phải thừa nhận vai trò dẫn dắt cốt truyện của “nhân vật” Nhà nước. Bởi suy cho cùng, Phần lớn các thành tựu to lớn của khoa học công nghệ, như internet, nano, sinh học, dược phẩm, vũ trụ, vật liệu mới...đều có nguồn gốc từ kết quả nghiên cứu khoa học cơ bản của Nhà nước.
Khi đối diện với khủng hoảng kinh tế - không ai khác ngoài Nhà nước đóng vai trò là người “dọn dẹp”. Với những gì đang diễn ra trước mặt thế giới bắt đầu vỡ lẽ/vỡ mộng về cái gọi là thị trường tự do hay tân tự do.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn
06:00, 25/05/2021
Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 2: Nhà nước ra tay
11:00, 26/05/2021
Hàn Quốc chi lớn trong cuộc đua sản xuất chip
03:08, 14/05/2021
Intel đầu tư 20 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất chip
06:18, 24/03/2021
Trung Quốc "chi bạo" để đối đầu Mỹ trong sản xuất chip
12:48, 19/03/2021
Công nghệ sản xuất chip ngày càng hiện đại, tại sao thế giới lại bị "hạn hán" chip như hiện nay?
11:04, 10/03/2021