Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 2: Nhà nước ra tay

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 26/05/2021 11:00

Chưa bao giờ, các chính phủ trên thế giới chi nhiều tiền như vậy cho một chương trình sản xuất cụ thể!

Sản xuất chip bây giờ là cuộc chơi của các chính phủ

Sản xuất chip bây giờ là cuộc chơi của các chính phủ

Bản thân con chip bây giờ không còn đơn thuần là thiết bị điện tử quan trọng. Nó là công cụ chính trị, phương tiện kinh tế có ý nghĩa quyết định bố cục thế giới, bởi ai nắm được chuỗi cung ứng này, người đó sẽ soán ngôi vị thống trị trong tương lai gần.

Chính vì thế, nghiên cứu, chế tạo chip không còn là công việc riêng của các phòng thí nghiệm, cơ sở khoa học hay cuộc chơi của doanh nghiệp. Đã bắt đầu thấy bóng dáng của nhà nước - đầu tư tối đa về vốn, nhân lực, hạ tầng, chính sách để chạy đua.

Theo kế hoạch bình thường, năm nay nhà sản xuất chip TSMC (Đài Loan) chỉ đầu từ khoảng 25 - 28 tỷ USD để phát triển chip thế hệ mới. Nhưng sau sự cố “khủng hoảng thiếu” vừa qua, đế chế công nghệ cao này quyết vung 100 tỷ USD cho 3 năm tới!

Intel, “gã khổng lồ” ngủ quên lâu nay đã thức giấc để giành lại vị thế thống trị với bản kế hoạch chi tiết xây dựng thêm 2 nhà máy sản xuất chip ở bang Arizona (Mỹ) trị giá 20 tỷ USD.

Samsung chi tiêu thêm 151 tỷ USD cho lĩnh vực chip thế hệ mới - đây là suất đầu tư cao thứ 2 trong lịch sử phát triển công nghiệp tại Hàn Quốc. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản bơm gần 2 tỷ USD để mời gọi các nhà sản xuất chip đến đầu tư.

Theo kế hoạch chi tiết được chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in đưa ra, tổng cộng có 152 công ty sẽ hợp lực thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip của Hàn Quốc trong thập kỷ tới. Nhiệm vụ này dự kiến tiêu tốn 450 tỷ USD!

Mỹ bắt đầu xây dựng chuỗi cung ứng chip mới vào mùa thu năm ngoái. Khi đó, chính quyền Trump kêu gọi các nền kinh tế mạnh công nghệ và giàu tài nguyên có giá trị như Đài Loan, Nhật Bản, và Australia chung tay gỡ khó cho các chuỗi cung ứng công nghệ từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung vẫn âm ỉ.

Washington chuẩn bị ủy quyền từ 30 tỉ USD trở lên cho các khoản đầu tư chip thông qua dự luật tài trợ hiện có của Lầu Năm Góc và một loạt biện pháp mới do lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer ủng hộ.

Từ năm 2019, Bắc Kinh thành lập quỹ trị giá 29 tỷ USD để trợ cấp cho ngành công nghiệp chip trong nỗ lực độc lập công nghệ với phương Tây.

Ai sẽ đoạt được ngôi vương?

Ai sẽ đoạt được ngôi vương?

Chưa bao giờ, các chính phủ trên thế giới chi nhiều tiền như vậy cho một chương trình sản xuất cụ thể. Với những gì đang diễn ra, khả năng bùng nổ/lãng phí nguồn lực ngành công nghiệp chip là khó tránh khỏi.

Tình trạng tương tự như những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, khi số lượng máy tính được sản xuất và sở hữu là thước đo của phát triển. Dẫn đến hiện tượng giá cả giảm xuống và xóa sổ các vùng lớn của ngành, tương tự như sự cố vào những năm 1980 khiến các nhà máy sản xuất chip từ Úc cho đến Nam Phi phải đóng cửa.

Nhưng điều đó không quan trọng, vì khủng hoảng và khủng hoảng thừa là đặc điểm cố hữu của các nền kinh tế tư bản, họ chấp nhận như một hệ quả tất yếu của quá trình chạy đua sản xuất ồ ạt để nắm được lợi thế trước mắt.

Cuộc đua chip cho thấy tính linh hoạt của nhà nước tư sản. Sẵn sàng tham gia đầu tư, giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, thị trường khi “đánh hơi” thấy lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh.

Đây là một hình thức mới của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Rõ ràng, kể cả D. Trump hay J. Biden cũng không thể dựa vào hơi hám mông lung của vị thế nước Mỹ để bắt nạt Trung Quốc và ngược lại.

Trong mọi cuộc cạnh tranh, ở tất cả các thời đại, để giành chiến thắng phải nắm trong tay lợi thế vật chất - tất cả đều thông qua doanh nghiệp, hàng hóa, sản phẩm mà các chính phủ chỉ đứng sau lưng để hỗ trợ tối đa.

Luật chống trợ cấp công nghiệp, chống độc quyền dường như bị lãng quên - ở cuộc chiến này, tất cả đều không tuân theo luật pháp. Nền kinh tế thị trường tư bản hiện nay có xu hướng trở lại với hình thức “tự do cạnh tranh” nhưng diễn ra trên nấc thang mới.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

    Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 1: Sức mạnh chất bán dẫn

    06:00, 25/05/2021

  • Hàn Quốc chi lớn trong cuộc đua sản xuất chip

    Hàn Quốc chi lớn trong cuộc đua sản xuất chip

    03:08, 14/05/2021

  • Intel đầu tư 20 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất chip

    Intel đầu tư 20 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất chip

    06:18, 24/03/2021

  • Trung Quốc

    Trung Quốc "chi bạo" để đối đầu Mỹ trong sản xuất chip

    12:48, 19/03/2021

  • Công nghệ sản xuất chip ngày càng hiện đại, tại sao thế giới lại bị

    Công nghệ sản xuất chip ngày càng hiện đại, tại sao thế giới lại bị "hạn hán" chip như hiện nay?

    11:04, 10/03/2021

  • Trung Quốc bỏ ngỏ khả năng tăng cường sản xuất chip

    Trung Quốc bỏ ngỏ khả năng tăng cường sản xuất chip

    03:02, 02/03/2021

  • Mỹ nỗ lực thoát Trung Quốc trong việc sản xuất chip

    Mỹ nỗ lực thoát Trung Quốc trong việc sản xuất chip

    05:30, 26/02/2021

  • Mỹ trừng phạt công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc

    Mỹ trừng phạt công ty sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc

    05:08, 28/09/2020

  • Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nguy cơ vào danh sách đen của Mỹ

    Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nguy cơ vào danh sách đen của Mỹ

    23:07, 06/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cuộc chiến thu gom thế giới - Bài 2: Nhà nước ra tay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO