Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho rằng, việc gia hạn cưỡng chế Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và chung cư cao cấp Sơn Trà là phù hợp với thực tế tại địa phương.
Tại kỳ họp Hội đồng nhân nhân TP. Đà Nẵng thứ 16, khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, nhiều đại biểu đã chất vấn lãnh đạo các Sở, ngành, UBND TP. Đà Nẵng về những vấn đề tồn đọng trong thời gian qua. Trong đó có Đại biểu Trần Tuấn Lợi (quận Thanh Khê) đề cập đến vấn đề cưỡng chế khu Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà.
Theo Đại biểu Trần Tuấn Lợi, việc cưỡng chế Tổ hợp khách sạn Mường Thanh được người dân và dư luận rất quan tâm. Theo cam kết chất vấn tại kỳ họp giữa năm 2020, HĐND thành phố Đà Nẵng đề nghị tập trung xử lý dứt điểm những hạn mục sai phạm của Tổ hợp khách sạn Mường Thanh, báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp cuối năm 2020 của HĐND thành phố.
"Tuy nhiên, tôi được biết ngày 07/10/2020, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 3758/QĐ-GHTHCCXP gia hạn thời gian cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục với doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên. Theo đó thời gian gia hạn thực hiện cưỡng chế 365 ngày kể từ ngày 16/10/2020. Đề nghị thành phố cho biết ngoài lý do dịch bệnh còn cơ sở pháp lý nào khác để thực hiện việc gia hạn này hay không?" - Đại biểu Trần Tuấn Lợi nêu câu hỏi.
Trả lời về vấn đề này, ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết ngày 07/10/2019 Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 4527/QĐ-CCXP về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Thời gian thực hiện là 365 ngày.
"Theo báo cáo của UBND quận Ngũ Hành Sơn thì việc chưa triển khai thực hiện các quyết định cưỡng chế của UBND thành phố do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dẫn đến việc triển khai các thủ tục về tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các đơn vị tham gia dự thầu không đáp ứng điều kiện của hồ sơ mời thầu, tổ chức mời thầu lần 02 mới lựa chọn được nhà thầu." - Ông Hồ Kỳ Minh thông tin.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, qua xem xét, việc Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả chưa thực hiện do lý do khách quan (có sự kiện xảy ra làm ảnh hưởng công việc, nhiệm vụ nằm ngoài và không thể ngăn chặn) cụ thể là các nhà thầu tham gia dự thầu không đủ số lượng theo quy định. Ngoài ra, việc thực hiện theo các quy định của Chính phủ theo Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng là một nguyên nhân.
"Do đó, việc ban hành Quyết định số 3758 để gia hạn việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên là phù hợp với tính hình thực tế tại địa phương." Ông Hồ Kỳ Minh nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng muốn có Nghị quyết về tháo gỡ vướng mắc pháp lý đất đai
12:02, 08/12/2020
Đà Nẵng cần hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp khó khăn do COVID-19
11:00, 08/12/2020
Đà Nẵng lựa chọn kịch bản phát triển kinh tế nào cho năm 2021?
09:57, 07/12/2020
Kinh tế Đà Nẵng lần đầu tăng tưởng âm 9,77%
09:00, 07/12/2020
“Năm khôi phục tăng trưởng và đẩy mạnh phát triển kinh tế” cho Đà Nẵng năm 2021
08:25, 05/12/2020
Dân bên KĐT Phước Lý (Đà Nẵng) kêu trời (Kỳ 1): Đời sống bấp bênh vì dự án
04:30, 04/12/2020