Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hawa cho biết, việc đầu tư cho công tác thiết kế đã giúp nhiều doanh nghiệp gỗ đạt được doanh số vượt trội.
>>Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành gốm sứ
Xuất khẩu sản phẩm gỗ từ đầu năm đã có nhiều dấu hiệu tích cực, đặc biệt là doanh nghiệp giữ được thị trường Mỹ. Bên cạnh thị trường Mỹ và châu Âu, các thị trường mới cũng tăng trưởng tốt và rất tiềm năng như Ấn Độ, Cannada, khu vực vùng Vịnh… Trong đó, đáng chú ý là xuất khẩu gỗ sang Ấn Độ trong năm 2023 tăng đến 250%.
Tuy nhiên, dù đơn hàng đã bắt đầu trở lại song nhiều doanh nghiệp vẫn đang hoạt động dưới công suất. Để nắm bắt được cơ hội từ sự trở lại của đơn hàng, khuyến nghị các doanh nghiệp cần nhanh chóng ổn định lại lực lượng lao động, chuẩn bị về tài chính, nguồn nguyên liệu… Đặc biệt, vấn đề giá cả luôn là bài toán đau đầu các doanh nghiệp trong cuộc chiến cạnh tranh với đối thủ từ các nước khác cũng như các doanh nghiệp FDI. Để nắm bắt tốt cơ hội này, doanh nghiệp cần phải đa dạng mẫu mã và rất cạnh tranh về giá. Muốn đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng trở lại của đơn hàng, doanh nghiệp gỗ Việt Nam phải vượt qua thách thức về chi phí.
Việc đầu tư cho công tác thiết kế đã giúp nhiều doanh nghiệp đạt được doanh số vượt trội. Đây cũng là một bài học cho nhiều doanh nghiệp khác có thể học hỏi để tạo thêm giá trị gia tăng cho mình.
Expo 2024 đã quy tụ được hơn 2.500 gian hàng, của hơn 500 đơn vị tham gia triển lãm, trong đó có hơn 80% doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam; 20% còn lại là từ các nước như: Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Pháp, Tây Ba Nha…
Năm nay, bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, chứng kiến sự quan tâm đáng kể ở nhóm khách từ khu vực Trung Đông, Australia, Canada và Ấn Độ. Đặc biệt, hội chợ sẽ có thêm nhóm doanh nghiệp thiết kế nội thất, doanh nghiệp chuyên thầu công trình, doanh nghiệp sản xuất - cung ứng nội thất cho lĩnh vực dịch vụ thương mại, doanh nghiệp phát triển giải pháp công nghệ chuyên gia tăng trải nghiệm sống.
Có thể bạn quan tâm