Doanh nghiệp Trung Quốc gấp rút IPO ở Mỹ trước những hạn chế mới

AN CHI 11/08/2020 06:30

Các công ty Trung Quốc đang gấp rút thực hiện kế hoạch huy động hơn 5 tỷ USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở New York trước các quy định mới của Mỹ về IPO.

Một phòng trưng bày của Xpeng Motors tại trụ sở chính của công ty ở Quảng Châu, Trung Quốc

Một phòng trưng bày của Xpeng Motors tại trụ sở chính của công ty ở Quảng Châu, Trung Quốc

Mới đây, KE Holdings - một nền tảng bất động sản trực tuyến được hỗ trợ bởi Tencent Holdings và SoftBank Group, cùng với Xpeng - một nhà sản xuất ô tô điện có quan hệ với Alibaba Group Holding, đã phải nộp bản cáo bạch công khai mới vào ngày 7/8 vừa qua, một ngày sau khi lực lượng đặc nhiệm của Nhà Trắng khuyến nghị rằng tất cả các đợt IPO của các công ty Trung Quốc đại lục sẽ phải được các cơ quan quản lý tại Mỹ xem xét hồ sơ kiểm toán của họ như một điều kiện để niêm yết.

KE Holdings, còn được gọi là Beike Zhaofang, có thể huy động tới 2,01 tỷ USD, nếu giá cổ phiếu của hãng này ở mức cao nhất trong phạm vi được nêu trong bản cáo bạch mới. Theo nhà cung cấp dữ liệu Dealogic, đây sẽ là đợt IPO lớn nhất tại Mỹ của một công ty Trung Quốc trong vòng hai năm gần đây.

Trong khi đó, tại bản cáo bạch của mình, Xpeng dự kiến sẽ huy động được ít nhất là 100 triệu USD trong tổng số 500 triệu USD theo kế hoạch IPO dự kiến ở Mỹ.

Một số các công ty Trung Quốc khác cũng đang chuẩn bị trước cho các đợt IPO tại Mỹ, như Lufax - một nền tảng quản lý tài sản trực tuyến được hỗ trợ bởi Tập đoàn bảo hiểm Ping An, ChinData - một nhà điều hành trung tâm dữ liệu với sự tài trợ từ Bain Capital. Nếu IPO thành công, Lufax có thể huy động ít nhất 2 tỷ USD trong khi ChinData đang nhắm mục tiêu khoảng 500 triệu USD theo kế hoạch.

Hay như Li Auto – vốn được hậu thuẫn bởi ByteDance và công ty internet Meituan Dianping, đã huy động được 1,1 tỷ USD vào ngày 30/7 vừa qua tại New York. Hãng này định giá cổ phiếu của mình ở mức 11,50 USD/cp, cao hơn nhiều so với dự kiến ban đầu là 8 - 10 USD/cp. 

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) dự kiến sẽ sớm công bố các quy định mới liên quan tới các yêu cầu thắt chặt đối với các đợt IPO mới của các công ty Trung Quốc.

Cụ thể, các công ty Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ sẽ phải tuân thủ yêu cầu công bố hồ sơ kiểm toán trước ngày 1 tháng 1 năm 2022. Thế nhưng, điều này mâu thuẫn với luật bảo mật thông tin của Trung Quốc. Nếu công ty nào không tuân thủ theo quy định này của Mỹ, sẽ dẫn đến việc bị hủy niêm yết.

Trong bản cáo bạch vừa qua, Xpeng cho biết rằng việc thắt chặt quy định niêm yết có thể ảnh hưởng xấu đến giá cổ phiếu hoặc dẫn đến các lệnh cấm giao dịch cổ phiếu của hãng trên Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Tương tự, KE Holdings cũng cảnh báo các nhà đầu tư tiềm năng rằng: "Chúng tôi có thể đối mặt với khả năng bị hủy niêm yết khỏi NYSE hoặc hủy đăng ký khỏi SEC."

Mặc dù vậy, SEC cho biết họ để ngỏ khả năng xem xét lại bản ghi nhớ năm 2013 đã ký với Trung Quốc để cho phép các công ty Trung Quốc không chia sẻ thông tin, nếu luật pháp địa phương cấm họ làm như vậy. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, đối với những công ty mới bắt đầu IPO, động thái mới nhất của Mỹ là một yếu tố cản trở và buộc họ phải tạm dừng kế hoạch IPO ở Mỹ và xem xét các giải pháp thay thế.

Trong bối cảnh Washington luôn “nhăm nhe” kế hoạch hòng đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã lên kế hoạch IPO trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông như một phương án dự phòng. Trong danh sách các công ty đã IPO thành công ở Hồng Kông trong năm qua - và huy động hàng tỷ USD trong quá trình này, có thể kể đến Alibaba, JD.com và Công ty trò chơi NetEase.

Trong bối cảnh Washington muốn đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã lên kế hoạch IPO trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông như một phương án dự phòng, trong đó có NetEase.

Trong bối cảnh Washington muốn đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã lên kế hoạch IPO trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông như một phương án dự phòng, trong đó có NetEase.

Theo thống kê sơ bộ, khoảng 42 công ty Trung Quốc giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ sẽ đủ điều kiện để được niêm yết thứ cấp tại Hồng Kông. Danh sách này phải kể đến Yum China với công ty điều hành các nhà hàng Pizza Hut và KFC tại Trung Quốc; TAL Education với công ty thương mại điện tử Baozun, công ty chuyển phát ZTO Express và nhà điều hành trung tâm dữ liệu GDS.

Theo Citigroup, khoảng 354 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ từ năm 1993, huy động tổng cộng 88,5 tỷ USD. Trong những năm qua, 107 công ty trong số đó đã bị hủy niêm yết và giá trị vốn hóa hiện tại của những cổ phiếu đang niêm yết ở Mỹ khoảng 1,5 nghìn tỷ USD.

Nhóm các nhà phân tích do Michael Hirson đứng đầu tại Công ty tư vấn Eurasia Group đã khuyến nghị khách hàng: "Các công ty Trung Quốc hiện đang niêm yết tại Mỹ sẽ tiếp tục phát hành cổ phiếu thứ cấp tại thị trường nội địa và Hồng Kông, và những thị trường này cũng sẽ là điểm đến chính cho các công ty Trung Quốc niêm yết mới".

Có thể bạn quan tâm

  • Các đối thủ công nghệ Mỹ-Trung 'so găng' ở Ấn Độ

    Các đối thủ công nghệ Mỹ-Trung 'so găng' ở Ấn Độ

    16:19, 07/08/2020

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm WeChat, TikTok

    Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm WeChat, TikTok

    11:23, 07/08/2020

  • Thách thức lớn cho doanh nghiệp khởi nghiệp khi tiến tới IPO

    Thách thức lớn cho doanh nghiệp khởi nghiệp khi tiến tới IPO

    04:53, 17/07/2020

  • Đánh đổip/“cơ đồ” theo đuổi giấc mơ IPO

    Đánh đổi “cơ đồ” theo đuổi giấc mơ IPO

    09:03, 30/03/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp Trung Quốc gấp rút IPO ở Mỹ trước những hạn chế mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO