ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP: Doanh nghiệp gặp khó với công tác y tế, phòng chống dịch bệnh Covid-19

Diendandoanhnghiep.vn Báo cáo tình hình hoạt động của VCCI và cộng đồng doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19.

Theo đó, báo cáo của VCCI chỉ ra, một trong những khó khăn doanh nghiệp gặp phải đó là công tác y tế, phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, mô hình “3 tại chỗ” "1 cung đường, 2 địa điểm" áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong giai đoạn thực hiện Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ đang gặp một số vấn đề phát sinh tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp ở nhiều địa phương khi thời gian áp dụng kéo dài, việc cấp thiết cần có các giải pháp và sáng kiến để duy trì sản xuất trong giai đoạn áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, việc áp dụng phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp ở phía Nam đang gặp nhiều vấn đề phát sinh mới như điều kiện ăn ở cho công nhân và người lao động không đảm bảo, vấn đề mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu, vấn đề tăng chi phí của doanh nghiệp do vừa phải lo xét nghiệm, tiêm vắc – xin, vừa phải lo phụ cấp tiền lương, ăn ở cho người lao động. Cùng với đó, thời gian bắt buộc áp dụng phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” kéo dài đã dẫn đến các bất ổn trong nội bộ doanh nghiệp, gây cạn kiệt nguồn lực của doanh nghiệp. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp ở phía Nam có số lượng lao động nhập cư từ các địa phương khác rất lớn nên không đủ điều kiện áp dụng “3 tại chỗ” và nhiều đơn vị buộc phải đóng cửa tạm thời.

việc áp dụng phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Việc áp dụng phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Có thể kể đến Tập đoàn Pouchen ( Đài Loan) với khoảng 150.000 lao động làm việc ở nhà máy tại Tp HCM, Tây Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tiền Giang gần 1 tháng nay đã dừng sản xuất do không đáp ứng được yêu cầu “3 tại chỗ”, phải hoãn và thậm chí phải hủy bỏ đơn hàng, trong khi đó vẫn phải trả lương cho người lao động, khoảng 1 triệu USD mỗi ngày.

Cùng cảnh ngộ, Công ty Furukawa Denko – doanh nghiệp sản xuất phụ tùng điện cho ô tô xuất khẩu về Nhật Bản có 2 nhà máy tại tp. Hồ Chí Minh (8.000 công nhân) và tỉnh Bến Tre (4.600 công nhân) đang phải dừng hoạt động theo yêu cầu phòng chống dịch. Việc này gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu của Toyota, Honda. Một số dây chuyền sản xuất tại Nhật Bản phải dừng hoạt động do thiếu phụ tùng.

Do cơ chế cứng nhắc của “3 tại chỗ”, trong thời điểm hiện các doanh nghiệp tại khu công nghiệp không thể thực hiện hoán đổi công nhân (giữa công nhân của doanh nghiệp đang được nghỉ hoán đổi cho số công nhân đang bám trụ trong nhà máy) gây mệt mỏi về tinh thần và thể xác cho người lao động. Một số doanh nghiệp không thể thực hiện 3 tại chỗ cũng không thể đưa công nhân về địa phương do địa phương có dịch, đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 không tiếp nhận người trở về.

Chuyên gia và nhà quản lý gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi xin cấp giấy phép lao động theo Nghị định 152 của Chính phủ, đặc biệt là yêu cầu về bằng cấp phải phù hợp công việc dự kiến, hoặc người lao động đã được cấp giấy phép lao động từ trước vẫn phải xin xác nhận từ nước ngoài khi gia hạn hoặc cấp mới giấy phép. Thời gian xin cấp phép nhập cảnh cho nhà đầu tư, chuyên gia, nhà quản lý rất lâu và phải qua nhiều quy trình (từ việc xin chấp thuận nhập cảnh của UBND, đến các thủ tục phê duyệt của các Bộ ngành liên quan). Thực tế một số tỉnh phía Nam cũng quá tải về hạ tầng dẫn đến việc hạn chế chấp thuận nhập cảnh.

Các yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR đã làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, cách ly y tế tập trung 14 ngày với người về/đi giữa các tỉnh thực hiện giãn cách và các tỉnh khác dẫn đến hoạt động giao hàng, cung ứng bị đình trệ, thiếu hụt nguồn nhân lực, chuyên gia không thể nhập cảnh vào Việt Nam.

Các quy định về phòng chống dịch kiểm soát dịch bệnh, đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, quy định về giãn cách, phong tỏa khi phát hiện F0… chưa phù hợp với thực tiễn diễn biến dịch bệnh, cộng với sự vận dụng máy móc, cứng nhắc của các cấp chính quyền địa phương gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ ngừng sản xuất, phá sản của doanh nghiệp.

Các yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR đã làm tăng chi phí cho doanh nghiệp

Các yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR đã làm tăng chi phí cho doanh nghiệp

Đơn cử, theo quy định hiện hành về kiểm soát dịch thì phải thực hiện đồng thời các tiêu chí cơ bản như: "Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch; Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính/số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong 14 ngày; Không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày. Bộ tiêu chí cũng không đề cập đến các tiêu chí rất quan trọng khác như tỷ lệ dân số đã được tiêm vắc xin"12. Theo các chuyên gia thì với bộ tiêu chí này, ngay cả những nước đã có tỷ lệ tiêm vắc xin cao, đã mở cửa lại nền kinh tế như các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Israel cũng khó có thể đáp ứng.

Thời gian gần đây, các công ty nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc gặp nhiều khó khăn trong việc thông quan do các biện pháp kiểm soát tăng cường của cơ quan hải quan đối với dược phẩm, bao gồm nhưng không giới hạn nhưng yêu cầu giải trình, và các yêu cầu tăng thêm khác trong quá trình kiểm tra hồ sơ, nằm ngoài các quy định trong Nghị định, Thông tư thuộc lĩnh vực dược. Những yêu cầu này từ phía cơ quan hải quan chủ yếu tập trung vào tài liệu hành chính và những khác biệt nhỏ (ví dụ như lỗi chính tả, khác định dạng) mà không liên quan đến chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm.

Trong nhiều trường hợp, các yêu cầu này khiến thời gian thông quan bị tăng lên ít nhất là gấp đôi, và thậm chí nhiều hơn đối với hàng vận chuyển đường biển. Những yêu cầu về mặt hành chính trong quá trình thông quan này đang làm tăng thời gian thông quan, tăng chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc cũng như tiến độ cung ứng thuốc cho điều trị từ tháng 2/2021 đến nay.

Trong thời gian qua, ở một số địa phương có hiện tượng không bố trí cho người lao động đã tiêm mũi 1 tại doanh nghiệp nhưng do dịch phải nghỉ việc, quay trở về địa phương, nay cần đủ tiêm 2 mũi mới có đủ điều kiện di chuyển đến nhà máy ở địa phương khác). Tỷ lệ tiêm phủ vắc-xin cho người lao động tại các địa phương khác còn thấp (trừ Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có độ phủ vắc-xin lớn nhất cả nước, có chủ trương ưu tiên tiêm cho người lao động tại doanh nghiệp). Thiếu vắc – xin để tiêm cho người lao động tại các doanh nghiệp là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong công tác y tế, phòng chống dịch bệnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP: Doanh nghiệp gặp khó với công tác y tế, phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714293717 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714293717 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10