Động thái mới của Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Việc Trung Quốc mới đây tiếp tục hạn chế xuất khẩu than chì tiếp tục đặt ngành công nghệ thế giới trước nguy cơ leo thang căng thẳng mới.

Lệnh hạn chế mới nhất của Trung Quốc với than chì tiếp tục làm chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu điêu đứng

Lệnh hạn chế mới nhất của Trung Quốc với than chì tiếp tục làm chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu điêu đứng

Một năm về trước, Trung Quốc đã bất ngờ trước các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ của Mỹ. Một năm sau, Bắc Kinh đã sẵn sàng hơn rất nhiều để tung ra các biện pháp trả đũa Washington.

>> Loạt cổ phiếu của Foxconn giảm mạnh vì đâu?

Ngày 20/10 vừa qua, để đáp trả các biện pháp hạn chế bổ sung của Mỹ đối với các mặt hàng công nghệ xuất sang Trung Quốc, Bắc Kinh đã tuyên bố hạn chế xuất khẩu than chì – một thành phần vô cùng quan trọng trong ngành pin, pin nhiên liệu và lò phản ứng hạt nhân.

Với lý do “an ninh quốc gia”, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ yêu cầu giấy phép xuất khẩu đặc biệt đối với các loại than chì cao cấp, áp dụng từ 1/12/2023. Vốn chiếm tới 90% lượng than chì tinh chế của thế giới, động thái mới nhất của Bắc Kinh rõ ràng khiến các quốc gia đang theo đuổi phát triển xanh phải lo ngại.

Tín hiệu leo thang cấp độ toàn cầu

Trong nhiều năm, Trung Quốc không xa lạ gì với việc sử dụng than chì làm vũ khí kinh tế. Năm 2020, sau một cuộc tranh cãi ngoại giao với Thụy Điển, các công ty Trung Quốc cũng đã bị chính quyền ngăn cản việc bán than chì cho các đối tác ở đó.

Những hạn chế mới nhất của Bắc Kinh rộng hơn và chính thức hơn nhiều so với những nỗ lực trước đó. Mục tiêu lần này không chỉ nhằm cụ thể vào Mỹ mà có tác động tới bất cứ nền kinh tế phát triển nào, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, hay EU. Theo các chuyên gia, bằng việc yêu cầu cấp phép xuất khẩu bắt buộc thay vì một lệnh cấm hoàn toàn, Trung Quốc có thể sử dụng nguyên liệu này làm vũ khí trong các biện pháp trả đũa trong tương lai. Hiện tại, nó vẫn để mở cho các đối tác nước ngoài và sẽ không hoàn toàn làm suy yếu ngành công nghiệp than chì trong nước.

Hồi tháng 8, Bắc Kinh cũng áp các biện pháp tương tự với gali và germani – hai hợp chất quan trọng trong xây dựng các sản phẩm chip và bán dẫn – vốn do nước này nắm giữ 80% lượng cung ứng toàn cầu.

Theo các chuyên gia, lệnh cấm mới dường như chỉ là 1 phần trong các động thái leo thang mạnh mẽ hơn với Mỹ và các nước thân cận. Ngày 22/10, báo chí đưa tin Foxconn, một công ty Đài Loan lắp ráp iPhone cho Apple, đang bị điều tra vì có thể vi phạm thuế và sử dụng đất. Một giám đốc điều hành của WPP, một công ty quảng cáo của Anh, gần đây cũng bị bắt giữ tại Trung Quốc vì hối lộ.

Ngoài ra, Reuters còn tiết lộ các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đang tìm cách lách các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt đối với Nga, như xây dựng một mạng lưới các công ty toàn cầu có thể né tránh các lệnh trừng phạt và phát hành trái phiếu đảm bảo bằng vàng để duy trì kết nối với nền kinh tế toàn cầu, ngay cả khi Mỹ cố gắng cắt đứt quan hệ thương mại của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.

Mỹ và phương Tây rốt ráo tìm giải pháp

Vào năm 2021, Mỹ phụ thuộc 100% vào than chì nhập khẩu, trong đó có 1/3 đến từ Trung Quốc. Rủi ro nguồn cung từ Bắc Kinh trong ngắn hạn và trung hạn đã khiến Washington hướng mắt ra các nơi khác. Ở đó, Tanzania và Mozambique dự kiến sẽ trở thành những nhà sản xuất quan trọng trong vài năm tới, những nơi lần lượt có trữ lượng than chì lớn thứ năm và thứ sáu thế giới.

Mỹ phải ráo riết tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng công nghệ cả trong và ngoài nước để đối phó với Trung Quốc

Mỹ phải ráo riết tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng công nghệ cả trong và ngoài nước để đối phó với Trung Quốc

Chính phủ Hoa Kỳ đã phê duyệt khoản vay 150 triệu USD để tài trợ cho hoạt động khai thác than chì ở Balama, Mozambique vào tháng 9 vừa qua. Than chì thô sẽ được gửi đến cơ sở chế biến ở bang Louisiana - nơi đã nhận được khoản vay 102,1 triệu USD từ Bộ Năng lượng vào đầu năm nay - để sản xuất vật liệu cực dương trong pin lithium-ion.

Tanzania cũng đã ký một thỏa thuận khổng lồ với ba công ty Australia vào đầu năm nay. Hợp đồng của 2 công ty trị giá tới 667 triệu USD tập trung vào phát triển các dự án khai thác than chì và đất hiếm. Một thỏa thuận khác là với Walkabout Resources, một công ty của Australia, nhằm phát triển dự án mỏ than chì Lindi Jumbo có trữ lượng khổng lồ.

Mỹ cũng đang tìm cách xây dựng lại hoạt động thăm dò và sản xuất than chì trong nước. Vào năm 2021, nước này chỉ có dưới 1% trữ lượng than chì được biết đến trên toàn cầu. Nhưng vào năm 2022, một trữ lượng than chì đáng kể ở Graphite Creek (bang Alaska) đã được phát hiện, với hơn 10 triệu tấn quặng với cấp độ quặng từ 7,8% đến 8%.

>> Trung Quốc tận dụng BRI trong cuộc đua cung ứng khoáng sản

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đầu tư 37,5 triệu USD cho Graphite One, một công ty của Canada, thông qua Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để hỗ trợ đẩy nhanh nghiên cứu khả thi nhằm tiến tới sản xuất.

Dù vậy, những nỗ lực này sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Nhưng bất chấp điều đó, ý thức cấp bách và đồng thuận hơn trong giới chính trị của cả phía Mỹ và Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ ràng, cho thấy tín hiệu về sự phân rã của chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu dường như đang được đẩy nhanh hơn bao giờ hết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Động thái mới của Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714229363 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714229363 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10