Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab sẽ "đi đâu về đâu"?

Diendandoanhnghiep.vn Việc dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4/2020, Grab phải 'lựa chọn' loại hình để tiếp tục hoạt động.

Bộ GTVT vừa ban hành quyết định từ ngày 1/4 tới dừng thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (taxi công nghệ).

Việc dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4/2020, Grab phải 'lựa chọn' loại hình để tiếp tục hoạt động.

Việc dừng thí điểm taxi công nghệ từ 1/4/2020, Grab phải 'lựa chọn' loại hình để tiếp tục hoạt động.

Theo đó, các hình thức kinh doanh này sẽ chuyển sang áp dụng theo Nghị định 10/2020 của Chính phủ, có hiệu lực tư ngày 1/4 (thay thế Nghị định 86/2014). Cụ thể, tất cả xe kinh doanh vận tải hành khách dưới 9 chỗ được xác định là taxi. Những xe này có quyền lựa chọn gắn “mào” taxi trên nóc xe; hoặc phải dán chữ “XE TAXI” bằng vật liệu phản quang trên kính trước và kính sau xe.

Bộ GTVT đề nghị Sở GTVT các địa phương, gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị thí điểm kinh doanh “taxi công nghệ” dừng hoạt động từ ngày 1/4. Các đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải đang thí điểm, các đơn vị đang liên kết phương tiện chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp theo Nghị định 10.

Trường hợp xe dưới 9 chỗ đang thí điểm là xe hợp đồng, kể từ 1/4, nếu tiếp tục hoạt động là xe hợp đồng phải cấp lại phù hiệu và dán lên kính xe, thực hiện xong trước ngày 1/7/2020. Trường hợp có nhu cầu chuyển sang xe taxi, phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo Nghị định 10/2020.

Theo điều 35 Nghị định 10/2020, quy định: Đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải; phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan và phải đáp ứng một số yêu cầu theo Nghị định này.

Cụ thể, ghi nhận đặt xe của hành khách và chuyển cho đơn vị vận tải; thực hiện vai trò là đơn vị trung gian; bảo mật thông tin và lưu trữ giữ liệu; chỉ được cung cấp phần mềm cho đơn vị được cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô...

Trường hợp đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải có thực hiện 1 trong các công đoạn của hoạt động vận tải, như trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải nhằm mục đích sinh lợi phải thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Là một hãng có sức mạnh tài chính cực kỳ khủng khiếp, vị thế dẫn đầu thị trường, và lại chỉ là một mảng kinh doanh phụ trợ cho mảng tài chính công nghệ (fintech), Grab có lẽ là một tượng đài khó bị đánh đổ trong mảng gọi xe công nghệ. Lợi thế của các hãng dạng nền tảng nằm ở quy mô, và quy mô lại là thứ khó có thể đạt được bởi các hãng mới. Sẽ rất khó để xuất hiện một đối thủ xứng tầm với Grab, nếu xuất phát từ mảng gọi xe thuần túy.

Việc Đề án thí điểm 24 được Bộ GTVT triển khai năm 2016 được xem là quyết định 'mở đường' cho các hãng taxi công nghệ (Grab, Uber,...) vào hoạt động tại Việt Nam và tạo ra sự thay đổi lớn trên thị trường vận tải. Đề án thí điểm được triển khai tại 5 địa phương với sự tham gia của 9 doanh nghiệp. Đề án sẽ chính thức dừng vào ngày 1/4 tới sau hơn 4 năm thực hiện.

Sau thông tin này, nhiều người lo lắng cho số phận của các hãng xe công nghệ như Grab đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy vậy, việc dừng thí điểm hoạt động xe taxi công nghệ của Bộ GTVT chỉ nhằm triển khai mới các quy định tại Nghị định 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Trên thực tế, GrabCar đang hoạt động tại Việt Nam dưới dạng xe ôtô chở khách dưới 9 chỗ ngồi sử dụng hợp đồng điện tử không theo tuyến cố định.

Theo đó, xe hợp đồng dạng này phải được dán 3 tem: phù hiệu xe hợp đồng (thường gắn ở kính trước xe), logo hợp tác xã (gắn ở cửa xe), tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe). Các xe GrabCar hiện tại hoạt động hợp pháp phải có 3 tem này.

Theo Nghị định 10, trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày 1/4/2020 nếu tiếp tục kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng thì phải thực hiện cấp lại phù hiệu và dán cố định trên xe ô tô, thời gian thực hiện xong trước ngày 1/7/2021 theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 36 Nghị định 10.

Như vậy, hầu hết các xe GrabCar hiện nay nếu có đủ các điều kiện kinh doanh như trên thì vẫn hoạt động bình thường, chỉ phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe hợp đồng theo quy định mới, trong khoảng thời gian từ nay đến hết 1/7/2021 - quá đủ thời gian cho các xe GrabCar thực hiện.

Trong các dịch vụ vận chuyển hiện nay của Grab hay một số ứng dụng gọi xe khác, chỉ có vận chuyển bằng xe ô tô chịu các quy định của Nghị định 10. Dịch vụ GrabBike hiện hoạt động theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử do Bộ Công thương quản lý, không chịu ảnh hưởng bởi nghị định mới của Bộ GTVT.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dừng thí điểm taxi công nghệ, Grab sẽ "đi đâu về đâu"? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714122976 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714122976 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10