Trong những ngày gần đây, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai), đã xuất hiện tình trạng ùn ứ nông sản các loại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu số lượng lớn nhưng giá trị không cao
Cách đây khoảng 2 tháng, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng diễn ra tại cửa khẩu Kim Thành của Lào Cai.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, Hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc hiện nay rất nhiều nhưng giá trị thấp nên giá trị không cao, theo ông Nguyên việc ách tắc cửa khẩu có thể do nhiều nguyên nhân như trục trặc giấy tờ, bao bì… sai sót nên hải quan Trung Quốc tăng thời gian kiểm tra lên nên ùn ứ tại cửa khẩu.
Bà Lê Thị Mai Anh – Trưởng phòng, Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi cho biết, Trung Quốc là thị trường gần gũi với Việt Nam và cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004 đến giờ và nằm trong Top10 đối tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam - đây là một thị trường tiềm năng cho xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Tuy nhiên, khác với suy nghĩ về thị trường Trung Quốc trước đây, hiện nay thị trường này đã có rất nhiều thay đổi, đã hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý nông thuỷ sản nhập khẩu do vậy có rất nhiều thay đổi về sửa luật an toàn thực phẩm, về quy định doanh nghiệp đăng ký nông sản thuỷ sản yêu cầu truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu vùng trồng, bao bì, nhãn mác...
Có thể bạn quan tâm
20:03, 24/10/2019
15:16, 21/10/2019
00:00, 30/08/2019
00:42, 27/08/2019
Để tránh những trường hợp được mùa mất giá, được giá mất mùa hoặc những tình trạng ùn ứ hàng ở vùng biên khi Trung Quốc tạm dừng không cho nhập, bà Mai Anh khẳng định: không phải đến hiện giờ Trung Quốc mới áp đặt mà những quy định đã có nhưng giờ sẽ triển khai triệt để hơn.
Bà nói rằng, các doanh nghiệp cũng phải thay đổi suy nghĩ cho rằng Trung Quốc áp dụng một cách đột ngột, áp dụng những biện pháp thường xuyên thay đổi, không lường trước được gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp phải lưu ý, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay.
Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam theo đường chính ngạch
Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam đánh giá, chúng ta ở gần Trung Quốc nên chi phí vận chuyển không cao, họ thích mua hàng Việt Nam nhưng các thủ tục truy xuất nguồn gốc mình làm chưa nhiều nên ảnh hưởng đến số lượng, kinh ngạch. Nhu cầu của Trung Quốc rất cao về tiêu thụ trái cây Việt Nam, phải làm sao để đưa hàng Việt Nam qua Trung Quốc được nhiều và đáp ứng được yêu cầu của họ.
Để đáp ứng được các yêu cầu cao của thị trường Trung Quốc nói riêng cũng như thị trường nông sản các nước khác, theo ông Nguyên, phải đẩy mạnh việc đăng ký mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất được nhiều hàng. Hiện nay công tác cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của chúng ta còn chậm”.
Cũng theo ông Nguyên, mấu chốt rau quả Việt Nam không mang lại giá trị gia tăng cao thứ nhất do công nghệ bảo quản chưa được bằng các nước khác, nếu Việt Nam có công nghệ bảo quản tốt, và phát triển hơn nữa về logistics chắc chắn chúng ta sẽ chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường lớn nhưng 9 tháng đầu năm nay tốc độ tăng trưởng sụt giảm 14,36% do nhiều nguyên nhân.
“Hàng rào các nước nhập khẩu đang áp dụng đối với rau quả nông sản Việt Nam đó là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Khi đáp ứng được 2 hàng rào này thì rau quả của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng hơn với kim ngạch xuất khẩu tăng hơn trong những năm tiếp theo”, Trưởng phòng, Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi cho biết.
Còn về phía Cục Xuất nhập khẩu, để giảm thiểu tình trạng ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu, đặc biệt trong giai đoạn chính vụ thu hoạch để tiêu thụ và xuất khẩu, đồng thời đảm bảo chất lượng hàng hóa, đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu, tránh gây thiệt hại cho người nông dân và doanh nghiệp khuyến cáo và đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát diễn biến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và thanh long nói riêng qua các tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng,...
Đồng thời phải chủ động kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận hàng hóa, điều tiết, giãn tiến độ vận chuyển và giao hàng tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Kim Thành trong thời điểm hiện nay nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa.
Bên cạnh đó, tiến hành phân loại, lựa chọn chủng loại và tổ chức đóng gói ngay tại nơi sản xuất đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu (về nhãn mác, bao bì,...) trước khi đưa lên khu vực biên giới cũng được lưu ý. Các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với nước nhập khẩu, giảm thiểu thiệt hại trong quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cũng đã được nhấn mạnh.