Hành lang pháp lý nào cho Fintech?

Diendandoanhnghiep.vn Dù tiềm năng phát triển của ngành tài chính số rất lớn, trong đó, fintech rất năng động, nhưng việc thiếu khung pháp lý khiến thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro, doanh nghiệp chùn bước…

>>Hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển fintech

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch eCap Holding xung quanh câu chuyện về pháp lý cho ngành tài chính số tại Việt Nam hiện nay.

 Cơ quan chức năng kiểm tra một đơn vị cho vay công nghệ. (Ảnh minh họa)

Cơ quan chức năng kiểm tra một đơn vị cho vay công nghệ. (Ảnh minh họa)

Tiềm năng phát triểm lớn

Nhìn nhận ở khía cạnh thị trường tài chính tiêu dùng, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch eCap Holding cho biết, thị trường tài chính tiêu dùng đang có tiềm năng rất lớn. Tiềm năng thị trường này khoảng 43 triệu tỷ đồng, chiếm 25% là thị trường tài chính chính thống, còn lại là thị trường tài chính phi chính thống…Từ bức tranh này ông Tuấn cho rằng, các hệ thống tài chính chính thống chưa thể tiếp cận được hết số người dân có nhu cầu. Do đó, mặc dù tài chính phi chính thống có quá nhiều bất cập với lãi cao nhưng vẫn nhiều người dùng bởi yếu tố tiện lợi, dễ dàng tiếp cận và phù hợp.

Lấy ví dụ từ hoạt động ứng dụng ứng lương sớm doanh nghiệp đang triển khai, ông Tuấn cho biết, các đối tượng có thu nhập thấp như công nhân, khi có việc đột xuất mà chưa đến tháng nhận lương thường đi vay bằng kênh tài chính tín dụng bên ngoài như tín dụng đen với lãi suất rất cao.

Tại nhiều doanh nghiệp, công nhân sẵn sàng bỏ việc nếu như không được tạm ứng lương để lo cho cuộc sống. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, doanh nghiệp tương đối khó khăn trong việc đáp ứng dòng tiền này. Ông Tuấn cho rằng, đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp fintech hoàn toàn có thể nắm bắt. “Chúng ta cần cái nhìn cởi mở hơn đối với doanh nghiệp Fintech, các ngân hàng hoàn toàn có thể coi các doanh nghiệp fintech là cánh tay nối dài của mình trong việc phục vụ thị trường tài chính tiêu dùng", ông Tuấn nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, ông Dương Quốc Anh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, sự phát triển của Fintech ở Việt Nam dù rất nhanh, nhiều tiềm lực nhưng còn nhiều hạn chế, rủi ro cho cả fintech và nhà đầu tư do quy định pháp lý chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, các fintech đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu nguồn nhân lực; chi phí đầu tư, vận hành lớn; quy định pháp lý chưa rõ ràng, đồng bộ; công tác bảo mật thông tin khách hàng còn nhiều bất cập.

>>Fintech vẫn chờ đợi hành lang pháp lý cho riêng mình

Thiếu khung pháp lý

Theo các chuyên gia, mặc dù tăng trưởng mạnh, nhưng thời gian qua, thị trường fintech tại Việt Nam cũng bộc lộ rất nhiều vấn đề. Sự đổ vỡ, mất khả năng thanh toán của hàng loạt mô hình cho vay ngang hàng (P2P) cũng như một số dịch vụ fintech có hoạt động gọi vốn, trả lãi suất cao… có một phần nguyên nhân do hành lang pháp lý về fintech của Việt Nam chưa hoàn thiện.

Hiện các quy định pháp lý điều chỉnh lĩnh vực fintech nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật, như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Thông tư số 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018 về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng...
Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW chỉ ra rằng, các quy định pháp lý của nước ta đối với lĩnh vực fintech chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng và hoàn thiện.

Thứ nhất, cơ chế pháp lý chưa đầy đủ, nhất là đối với những công nghệ mới. Thời gian cập nhật, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp lý còn chậm so với tốc độ phát triển khá nhanh của công nghệ. Khuôn khổ pháp lý hiện nay về cơ bản mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực fintech trong hoạt động thanh toán, chưa đầy đủ và đồng bộ cho các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động cho vay ngang hàng.

Thứ hai, cơ sở pháp lý chưa quy định rõ về bản chất sản phẩm, dịch vụ, các tiêu chuẩn của sản phẩm, dịch vụ cũng như mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, các điều kiện thành lập và hoạt động của công ty fintech.

Thứ ba, fintech ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, hoạt động, nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể về thể chế quản lý, giám sát cũng như chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào đối với fintech, chưa có cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc quản lý hoạt động fintech.

Thứ tư, chưa có quy định pháp lý cụ thể cho hợp tác phát triển giữa ngân hàng và fintech khi chia sẻ thông tin khách hàng, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm giữa các bên với khách hàng trong mô hình kinh tế chia sẻ này. Việc các cơ quan quản lý xem fintech như một “cánh tay nối dài” của ngân hàng, mà chưa được hoạt động độc lập trong hệ thống tài chính cũng là một khó khăn của các công ty fintech trong hoạt động thanh toán điện tử.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hành lang pháp lý nào cho Fintech? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714198340 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714198340 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10