"Hé lộ" áp lực kép với kinh tế thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Tuần qua lại nổi lên hai vấn đề đáng lo ngại với kinh tế toàn cầu trong giai đoạn cuối năm nay và năm 2024, đó là giá dầu và lãi suất.

Nếu hai yếu tố này tiếp tục diễn biến theo hướng bất lợi như dự báo của nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế, thì kinh tế toàn cầu có thể sẽ suy giảm mạnh hơn nữa.

p/Giá dầu đã tăng mạnh do xung đột Israel- Hamas. (Ảnh: AFP, biểu đồ: TradingView)

>> Xung đột Israel - Hamas: Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

Hai nỗi lo tiềm ẩn

Xung đột Israel – Hamas đang tiềm ẩn nguy cơ leo thang, lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông. Bởi vậy trong báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, không loại trừ kịch bản giá dầu có thể vượt mốc 150USD/thùng. Điều đó chẳng khác nào cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 70 có thể sẽ tái xuất hiện với cùng một nguyên nhân.

Khi các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu ở Trung Đông bị vướng vào chiến tranh, nguồn cung toàn cầu có thể giảm 6 - 8 triệu thùng/ngày do dòng vận chuyển dầu khí bị tắc nghẽn và dầu mỏ bị “vũ khí hóa” để trả đũa nhau.

Ví dụ, năm 1973 các nước Ả rập ngưng bán dầu cho Mỹ để phản ứng việc nước này ủng hộ Israel. Trên thực tế, với xung đột Israel - Hamas đang xảy ra, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua gói viện trợ 12,5 tỷ USD cho Israel và quan trọng hơn la Nhà trắng không rõ ràng quyết tâm can thiệp chấm dứt xung đột này.

Với nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu hiện đang ở mức 102 triệu thùng/ngày, nếu nguồn cung dầu mỏ bị gián đoạn ở mức độ thấp và trung bình, thì giá dầu có thể tăng lên mức từ 102-121 USD/thùng, theo đánh giá của WB.

Giá dầu có nguy cơ tăng cao do xung đột Israel – Hamas có nguy cơ thổi bùng lạm phát trở lại, khiến các ngân hàng trung ương phải quay trở lại tăng lãi suất.

Tại cuộc họp thường kỳ ngày 30/10 vừa qua, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5% trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới duy trì đà tăng trưởng tốt và lạm phát vẫn còn cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2%.

Tuy nhiên, CEO Morgan Chase, ông Jamie Dimon nhận định, vẫn còn khả năng cao FED sẽ tăng lãi suất lên 6,25% - mức cao nhất kể từ năm 2001; đồng thời cảnh báo các ngân hàng trung ương và doanh nghiệp trên toàn cầu nên chuẩn bị sẵn sàng cho một kịch bản xấu như vậy.

Những ảnh hưởng của lãi suất cao đã quá rõ, một mặt khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, mặt khác trực tiếp làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Cách đối phó mà nhiều doanh nghiệp áp dụng là thu hẹp hoạt động, khiến nền kinh tế “dẫm chân” tại chỗ.

>> Bức tranh kinh tế thế giới (Kỳ II): Triển vọng ảm đạm

Tại sao chúng ta phải lưu ý dự báo của Morgan Chase? Trong kỷ nguyên lãi suất cao tại Mỹ, Morgan Chase là ngân hàng lớn đang có vị thế tốt nhất hiện nay, nhờ các nghiên cứu và đánh giá đúng đắn.

p/Giá dầu đã tăng mạnh do xung đột Israel- Hamas. (Ảnh: AFP, biểu đồ: TradingView)

Giá dầu đã tăng mạnh do xung đột Israel- Hamas. (Ảnh: AFP, biểu đồ: TradingView)

Mỹ “làm khó” phần còn lại?

Trước khi xảy ra xung đột Israel – Hamas, dự báo kinh tế mùa hè 2023 của EU chỉ ra rằng kinh tế toàn cầu đang chững lại khi GDP Quý II/2023 chỉ tăng 0,5% so với quý trước, thấp hơn mức tăng 1% trong Quý I/2023.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng quan điểm khi cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3% cho cả năm 2023. Trong khi đó Fitch Rating và WB tỏ ra thận trọng hơn với dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu lần lượt ở mức 2,5% và 2,1%.

Nay xung đột Isral- Hamas leo thang, có nguy cơ làm gia tăng áp lực lạm phát, đồng thời khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy nghiêm trọng hơn, khiến kinh tế thế giới chịu thêm nhiều áp lực hơn nữa.

Bất chấp lãi suất cao, thị trường năng lượng bất ổn, kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt từ đầu năm 2023 đến nay. Cụ thể, GDP Mỹ trong quý III tăng 4,9%, rất ấn tượng so với mốc 2,1% trong quý II và cao hơn dự báo của các nhà kinh tế từ Dow Jones.
Nhưng kinh tế Mỹ tươi sáng trong bối cảnh lạm phát dai dẳng không mang lại cơ hội cho phần còn lại, nếu không muốn nói rằng điều đó sẽ tạo thêm áp lực cho kinh tế thế giới. Đầu tiên, FED chưa có lý do để hạ lãi suất. Toàn cầu đã và đang vật lộn với tình trạng “đồng bạc xanh” quá mạnh.

Đơn cử, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nam Phi cho rằng: “Các ngân hàng trung ương không hề cảm thấy dễ chịu khi phải duy trì lãi suất cao. Thế nhưng khi lạm phát dai dẳng hơn so với kỳ vọng, chúng ta sẽ buộc phải giữ lãi suất ở ngưỡng cao”.

Không giống như Trung Quốc, kinh tế Mỹ không phục vụ cho tất cả - là xã hội tiêu dùng và tiêu dùng là động lực chính tạo ra điều bất ngờ. Có hàng triệu nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng sản phẩm tiêu dùng nhưng không dễ để chen chân vào thị trường khó tính bậc nhất này.

Nhìn kỹ hơn, xương sống tạo ra tăng trưởng tại Mỹ là kinh tế công nghệ mạnh mẽ đến mức nắm giữ thế độc quyền. Đơn cử, công nghệ quảng cáo của Google, Facebook chiếm lĩnh hầu hết thị phần và lợi nhuận tại những thị trường mà nó hiện diện. Cũng như vậy, doanh số bán Smartphone kỷ lục chỉ “vỗ béo” cho Apple mà thôi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Hé lộ" áp lực kép với kinh tế thế giới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714361000 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714361000 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10