Thái độ của người dân Mỹ với Trung Quốc ngày một xấu hơn trong khi hai cường quốc đã bắt đầu "dịu giọng" hơn trong một số vấn đề nhạy cảm!
>>Căng thẳng Mỹ - Trung “chiếm sóng” Đối thoại Shangri-La
Cuộc đối đầu Trung Quốc và Mỹ là có thật - không chỉ là biểu hiện tầm chiến lược mà giờ đây ngày càng đông người Mỹ coi cường quốc châu Á là mối đe dọa.
Trong một câu hỏi mở của Trung tâm nghiên cứu Pew - chuyên cung cấp thông tin về các vấn đề xã hội, dư luận và các xu hướng nhân khẩu học. Người Mỹ được yêu cầu nêu tên bất kỳ quốc gia nào là mối đe dọa lớn nhất đối với họ, theo đó 50% người Mỹ nêu tên Trung Quốc! Con số này gần gấp ba lần so với tỷ lệ người cho là Nga (17%).
Cuộc khảo sát phản ánh quan điểm của người Mỹ về Trung Quốc đã trở nên tiêu cực hơn theo thời gian - đặc biệt là kể từ năm 2020. Laura Clancy, nhà phân tích dữ liệu tại Pew, cho biết: Tỷ lệ người Mỹ có quan điểm hoài nghi về Trung Quốc đã tăng từ 79% vào năm 2020 lên 83% vào năm 2023.
Người Mỹ bày tỏ lo ngại về chính sách nhân quyền của Trung Quốc và sức mạnh công nghệ ngày càng tăng của nước này. Phần lớn những người được thăm dò cũng coi Trung Quốc là mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia. 78% cho biết Bắc Kinh là mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế Mỹ và 73% đối với an ninh.
Quan hệ Mỹ-Trung gần đây đã chạm mức thấp nhất trong nhiều năm. Cuộc chiến giành ưu thế về công nghệ giữa hai siêu cường kinh tế cũng dẫn đến các biện pháp trừng phạt như hạn chế thương mại và đầu tư vào công nghệ.
Mối quan hệ chặt chẽ hơn của Bắc Kinh với Moscow kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, cũng như việc Trung Quốc tiếp tục “làm căng” ở eo biển Đài Loan cũng làm xáo trộn quan hệ giữa hai nước.
>>Vì sao dòng vốn Trung Quốc "tháo chạy" khỏi phương Tây?
Gần đây, hai cường quốc đã nỗ lực tháo gỡ bớt căng thẳng. Việc Chủ tịch Tập Cận Bình đón tiếp trọng thị nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ Henry Kissinger cho thấy cách tiếp cận mới của Bắc Kinh, gây ảnh hưởng đến Washington thông qua kênh phi chính thức.
Trước đó, liên tiếp các quan chức hàng đầu ở Mỹ như Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen,…đã đến Trung Quốc trong thời gian gần đây, đích thân ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường gặp gỡ, trao đổi.
Xét trên bình diện chung, căng thẳng với Mỹ không có lợi cho Trung Quốc. Chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ, Trung Quốc sẽ mất rất nhiều thời gian để tự chủ công lệ lõi nếu không sử dụng “chất xám” của các công ty Mỹ; hoặc rất nhiều chương trình của Trung Quốc ở nước ngoài bị “soi”, ngăn cản.
Đổi lại, Mỹ khó duy trì vị thế cường quốc số 1 nếu thiếu mảnh ghép Trung Quốc, nơi cung cấp thị trường khổng lồ, điều kiện kinh doanh làm ăn thuận lợi nhất cho các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc trở thành trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu?
03:30, 27/07/2023
Vì sao dòng vốn Trung Quốc "tháo chạy" khỏi phương Tây?
04:30, 26/07/2023
NATO bật “tín hiệu” vươn tới châu Á khiến Trung Quốc lo lắng
04:00, 26/07/2023
Mỹ có nguy cơ tụt hậu so với Trung Quốc về kỹ thuật phóng tên lửa
03:00, 26/07/2023