Hưởng lợi từ đầu tư công, doanh nghiệp ngành đá xây dựng làm ăn ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công khi hàng loạt dự án trọng điểm đang được triển khai, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành đá xây dựng được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ từ quý II/2023.

>>>“Cú hích” từ đầu tư công cho doanh nghiệp

KQKD của các doanh nghiệp ngành đá xây dựng được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ nhờ hưởng lợi từ đầu tư công.

KQKD của các doanh nghiệp ngành đá xây dựng được kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh mẽ nhờ hưởng lợi từ đầu tư công.

Nhu cầu đá xây dựng lớn

Theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam, Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công để kích thích nền kinh tế hồi phục. Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Chính phủ là 707 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năn trước.

Dẫn số liệu từ Bộ Tài chính, Yuanta Việt Nam cho biết, lũy kế 5 tháng đầu năm 2023, giải ngân đầu tư công ước đạt 157 nghìn tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ, đạt 22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tương đương cùng kỳ 2022. Những điều này cho thấy quan điểm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là một ưu tiên chính của Chính phủ trong 2023.

Các dự án chiếm tỷ trọng lớn trong kế hoạch đầu tư công trong 2023-2025 là sân bay Long Thành (tổng vốn đầu tư 16 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 là 5,5 tỷ USD) và hạ tầng giao thông (khoảng 1/3 ngân sách).

Giai đoạn 2023-2030, khu vực Nam bộ sẽ đặc biệt chú trọng phát triển các tuyến đường cao tốc với hơn 1.970km cao tốc được triển khai xây mới, gấp 13 lần hiện tại, chiếm hơn 50% tổng chiều dài đường cao tốc trong kế hoạch giai đoạn này.

“Chi phí đá ước tính chiếm khoảng 30-35% chi phí xây dựng cao tốc (không bao gồm chi phí mặt bằng). Theo đó, nhu cầu đá ước tính cho giai đoạn này, theo ước tính của chúng tôi là khoảng 4 tỷ m3 đá các loại/năm, tăng khoảng 10% so với ước tính 2022”, Yuanta Việt Nam nhận định.

Ngoài ra, theo Yuanta Việt Nam, nguồn cung hạn chế cũng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp đá niêm yết. Hiện tại, việc xin giấy phép mỏ đá mới và gia hạn mỏ là khá hạn chế do đang chờ đợi Dự thảo Luật Khoáng sản (Sửa đổi) vào cuối năm 2023 và dự kiến ban hành trong 2024.

Theo đó, nguồn cung trong 2023-2024 sẽ có giới hạn khi một số mỏ đá đã hết hạn khai thác từ 1- 2 năm qua (ví dụ mỏ Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ chiếm khoảng 10% thị phần đá Nam Bộ nhưng sau 2 lần gia hạn thành công, 2 mỏ đá này đã chính thức ngừng khai thác từ cuối năm 2019).

Đồng quan điểm, Chứng khoán KIS Việt Nam cũng cho rằng, ngoài việc tập trung phát triển mạng lưới đường cao tốc, trong giai đoạn 2022 - 2030, khu vực Nam Bộ còn có sự góp mặt của hai dự án hạ tầng trọng điểm khác là sân bay Long Thành và các tuyến metro tại TP.HCM, những dự án này cũng sẽ góp phần tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ nhu cầu đá xây dựng khu vực Nam bộ giai đoạn 2023-2030.

Dựa trên quy mô các dự án hạ tầng trọng điểm khả năng triển khai giai đoạn 2023 - 2030. KIS Việt Nam ước tính, nhu cầu đá xây dựng từ các dự án này ở mức 37,3 tỷ m3 các loại, tương đương với lượng đá tiêu thụ hàng năm giai đoạn 2024 - 2030 sẽ tăng thêm 10% so với 2022.

KIS Việt Nam cho rằng, sân bay Long Thành sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong động lực tăng trưởng ngành đá xây dựng Nam Bộ những năm tới đây. Đại dự án sân bay Long Thành được xây dựng trên diện tích lên đến 5.000ha, kết hợp với kết cấu hạ tầng đặc biệt được ước tính sẽ cần sử dụng đến 22 triệu m3 đá các loại (xấp xỉ ở mức 42% tổng sản lượng khai thác toàn Nam Bộ năm 2022).

Theo ước tính của KIS Việt Nam, nhu cầu đá cho sân bay cũng chiếm khoảng 59% nhu cầu đá xây dựng các công trình trọng điểm dự kiến triển khai giai đoạn 2024 - 2030, trong đó, giai đoạn 1 với diện tích 1.810ha, dự án sẽ tiêu thụ khoảng 8 triệu m3 đá trong quá trình xây dựng.

>>>Doanh nghiệp ngành xây lắp “đón sóng” đầu tư công

KQKD kỳ vọng cải thiện từ quý II

Mặc dù kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành đá xây dựng trong quý đâu năm chưa thật sự khởi sắc, tuy nhiên, với việc hưởng lợi từ đầu tư công, khi hàng loạt dự án trọng điểm đang được triển khai, các công ty chứng khoán kỳ vọng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này sẽ cải thiện mạnh từ quý II/2023.

Theo đó, Công ty CP Hóa An (HoSE: DHA) ghi nhận doanh thu thuần trong quý I/2023 đạt 75 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 15,4 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điểm tích cực ở doanh nghiệp này là không có nợ vay, sức khỏe tài chính an toàn.

Theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam, DHA sở hữu 3 mỏ đá có vị trí ở Đồng Nai, Bình Phước, thuận lợi cho các hạng mục giải ngân đầu tư công tại khu vực miền Nam, với trữ lượng lớn, xấp xỉ 19,5 triệu m3, trữ lượng khai thác đá chiếm thứ 9 và công suất khai thác được cấp phép chiếm thứ 5 tại khu vực Nam Bộ.

Mỏ Tân Cảng 3 với trữ lượng 9 triệu m3 đá chỉ cách sân bay Long Thành 25km là lợi thế cho DHA. Do đó, kỳ vọng DHA sẽ ghi nhận hoàn nhập dự phòng đối với cổ phiếu HPG và kết quả kinh doanh sẽ cải thiện mạnh từ quý II/2023 nhờ sự tích cực của thị trường chứng khoán và HPG gần đây.

Tương tự, Công ty CP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa (UpCOM: VLB) ghi nhận doanh thu đạt 249 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.

Với vị trí mỏ thuận lợi ở Đồng Nai, thị trường trọng điểm của VLB là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và khu vực Tây Nam Bộ. Theo đó, Yuanta Việt Nam kỳ vọng VLB sẽ hưởng lợi theo dự án sân bay Long Thành và các dự án đường cao tốc khu vực này.

VLB đều sở hữu các mỏ đá nằm ở khu vực tỉnh Đồng Nai. Mảng khai thác đá chiếm 70% doanh thu. Hiện VLB sở hữu 5 mỏ đá với tổng trữ lượng khoảng 94 triệu m3, lớn nhất trong các doanh nghiệp đá niêm yết nên có lợi thế về giá bán và khả năng tham giá bán cho các dự án đầu tư công. Với lợi thế về quy mô và sản lượng, Yuanta Việt Nam kỳ vọng kết quả kinh doanh của VLB sẽ cải thiện mạnh từ quý III/2023.

Hay như Công ty CP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (HoSE: KSB) cũng ghi doanh thu thuần đạt hơn 113 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 22 tỷ đồng, lần lượt giảm 57% và 58% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo KIS Việt Nam, mặc dù mỏ đá chủ lực Tân Đông Hiệp đóng cửa từ 2019, nhưng KSB vẫn là một trong những nhà khai thác đá xây dựng hàng đầu khu vực Nam bộ. Hiện nay, KSB sở hữu ba mỏ đá Tân Mỹ, Đồng Phú & Thiện Tân 7. Đây đều là những mỏ đá có chất lượng tốt, tiềm năng hưởng lợi từ việc phát triển các dự án Vành Đai 3, cao tốc Chơn Thành – Dầu Giây và các dự án cao tốc khu vực ĐBSCL.

Tuy nhiên, KIS Việt Nam dự báo, lợi nhuận sau thuế của KSB có thể ghi nhận giảm trong 2023F-2024F (so với 2022). Con số dự phóng lần lượt ở mức 123 tỷ đồng (-17% n/n) và 129 tỷ đồng (+5% n/n). Đồng thời kỳ vọng, lợi nhuận của KSB có khả năng sẽ quay lại tăng trưởng trong 2025 sau khi KCN Đất Cuốc mở rộng-GĐ2 có thể khai thác. Ngoài ra, mảng kinh doanh VLXD cũng kỳ vọng hưởng lợi từ bức tranh tăng trưởng ngành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hưởng lợi từ đầu tư công, doanh nghiệp ngành đá xây dựng làm ăn ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714320614 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714320614 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10