“Lỗ hổng” trái phiếu chính quyền địa phương

Diendandoanhnghiep.vn Việc các địa phương “nở rộ” phát hành hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu dù có thể giảm áp lực cho ngân sách trung ương trong đầu tư hạ tầng, tuy nhiên vấn đề đặt ra ai đảm bảo việc trả nợ?

 Những dự án như cầu Thủ Thiêm 2 khiến ngân sách TP HCM quá tải.

Những dự án như cầu Thủ Thiêm 2 khiến ngân sách TP HCM quá tải

Trái phiếu địa phương là khoản vay của chính quyền địa phương đối với các tổ chức và cá nhân. Theo khoản 11, Điều 3, Luật Quản lý nợ công 2017 thì “Trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ do UBND cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.”

“Cuộc đua” nóng trở lại

Việc các địa phương phát hành trái phiếu đã từng “nở rộ” vào giai đoạn 2012-2013 khi cuối năm 2012, UBND TP HCM phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu để đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển.

Tiếp sau TP HCM, UBND TP Đà Nẵng khi đó cũng đã phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương có kỳ hạn 5 năm, với lãi suất cố định 11%/năm để bổ sung ngân sách đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.

Cũng trong năm 2013, HĐND TP Hà Nội đã thông qua phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với tổng mức huy động 5.000 tỷ đồng trong vòng 3 năm.

Tại thời điểm năm 2013, sau khi nhiều địa phương công bố kế hoạch xin phát hành trái phiếu, các chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ nợ xấu và cần kiểm soát chặt hơn. Do đó sau giai đoạn trên, kế hoạch phát hành trái phiếu của các địa phương có một giai đoạn tạm lắng xuống thì gần đây lại đang có dấu hiệu “nóng” dần trở lại.

Cuối năm 2020, UBND TP. HCM đã phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển. Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết đang nghiên cứu, xây dựng Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng Đông của tỉnh này.

Nguy cơ phá sản?

Theo chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, việc phát hành trái phiếu địa phương thực chất là đi vay tiền của dân, nên cần quan tâm đến lãi suất phải trả bao nhiêu, nguồn thu của địa phương trong các năm tới thế nào, có đủ để trả nợ tiền vay, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang hết sức khó khăn và dự báo kinh tế các năm tiếp theo vẫn chưa có triển vọng thật sự khởi sắc.

Nếu địa phương không trả được các khoản nợ vay này thì sẽ rơi vào tình trạng phá sản như một loạt thành phố lớn của Trung Quốc đang diễn ra hiện nay, khi lượng dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương ở mức kỷ lục 1,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 292,87 tỷ USD).

Tình trạng ồ ạt xin phát hành trái phiếu để bù cho nguồn thu giảm, nhằm thanh toán cho khoản nợ đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương không khác gì việc “đảo nợ” của các doanh nghiệp thời gian qua.

Chia sẻ quan điểm trên, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Chuyên gia Fulbright Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, theo quy định tại Nghị định số 93/2018, nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh. Quy định này ràng buộc chính quyền địa phương tự vay phải tự trả.

Tuy nhiên, rủi ro lại nằm ở chỗ là một khoản đi vay để bù đắp thâm hụt ngân sách hôm nay lại có nguy cơ tạo ra một khoản thâm hụt trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lỗ hổng” trái phiếu chính quyền địa phương tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714162837 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714162837 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10