Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần đảm bảo đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện

Diendandoanhnghiep.vn Đây là ý kiến của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công tại Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)…

>> Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Theo đó, nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, sáng ngày 09/02, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hộiVCCI đã tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường -Lê Quang Huy cho biết, sau gần 12 năm thực thi, các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản để thúc đẩy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Luật có phạm vi tác động, ảnh hưởng rộng rãi, không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn doanh, cung đối với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các cơ quan tổ chức có liên quan.

Bên cạnh các kết quả tích cực, các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành, trong đó có các quy định quan trọng liên quan đến phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giao dịch giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

Do đó, việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (trong đó quan trọng nhất là sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) làm tiền đề cho việc tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhu cầu cấp thiết và cần sớm được triển khai nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh mới.

Chủ tịch VCCI – Phạm Tấn Công cho ý kiến tại Hội thảo

Chủ tịch VCCI – Phạm Tấn Công cho ý kiến tại Hội thảo

Đồng tình với quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về tính cấp thiết phải sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch VCCI – Phạm Tấn Công chia sẻ, khách hàng là thượng đế luôn là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dung. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải giữ nền tảng phục vụ tốt người tiêu dùng trong điều kiện lý tưởng, hài hòa lợi ích cả hai bên… tuy nhiên, với những lý do khách quan, người tiêu dùng đơn lẻ thường là bên yếu thế trong mối quan hệ này. Đây là lý do pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ra đời và không ngừng sửa đổi.

“Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi các hình thức kinh doanh tư duy truyền thống ngày càng đa dạng và phát triển, việc bảo vệ người quyền lợi người tiêu dùng được cho là khía cạnh của nền văn hóa kinh doanh quốc gia, thể hiện văn minh của xã hội phát triển, đảm bảo sự phát triển cân bằng bền vững của thị trường cũng như của xã hội, doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp, thậm chí không ít doanh nghiệp còn đặt ra những tiêu chuẩn trên yêu cầu quy định của pháp luật trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ”, Chủ tịch Phạm Tấn Công chia sẻ.

Theo Chủ tịch Phạm Tấn Công, đây chính là hành động trực tiếp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung, với mục tiêu thúc đẩy phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng văn hóa kinh doanh quốc gia, thời gian vừa qua, VCCI đã công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân… trong đó, các quy tắc kinh doanh liêm chính, bình đẳng, công bằng, tuân thủ pháp luật chính là hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Đông đảo các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tham gia Hội thảo góp ý Dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng hôm nay là minh chứng cho việc đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh đang ngày càng được chú trọng… tuy nhiên, nhìn nhận thẳng thắn, tuy đã được hình thành từ lâu nhưng cho đến nay chính sách pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn được nhận định là chính sách phức tạp. Vì vậy, VCCI cho rằng, các quy định cần được sửa đổi theo hướng, đơn giản, minh bạch và dễ thực hiện”, Chủ tịch Phạm Tấn Công bày tỏ.

Các đại biểu tham dự cho ý kiến tại Hội thảo

Các đại biểu tham dự cho ý kiến tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung đóng góp nhiều ý kiến về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trùng lặp, chồng chéo với các quy định trong Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân; vai trò của cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội trong quá trình thương lượng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc bán hàng đa cấp... đồng thời, cho ý kiến việc bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh công nghệ số, công nghệ thông tin phát triển; bảo vệ thông tin dữ liệu của người tiêu dùng; bảo vệ người tiêu dùng thông qua bên thứ ba...

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh Nhật Tân cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp đối với dự án Luật. Những ý kiến, đề xuất của dự án Luật sẽ được Bộ Công Thương tiếp tục tiếp thu, chỉnh sửa, làm rõ hơn để trình Quốc hội cho ý kiến, đóng góp tại Kỳ họp thứ 5 tới nhằm đảm bảo tốt hơn lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh Nhật Tân cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp đối với dự án Luật

Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Sinh Nhật Tân cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia, doanh nghiệp đối với dự án Luật

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia và các doanh nghiệp đối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Để dự án Luật trình lên Quốc hội xem xét trong Kỳ họp thứ 5 tới đạt hiệu quả, chất lượng, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải yêu cầu cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự án Luật cần rà soát về tính đồng bộ của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) với các luật khác; tránh sự chồng chéo để đảm bảo luật dễ nhớ, đi vào cuộc sống và có tính khả thi cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Bên cạnh đó, các cơ quan, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; đánh giá tác động qua quá trình thực hiện luật Luật trong xử lý tranh chấp giữa doanh nghiệp, các bên liên quan đến người tiêu dùng. Mặt khác, cũng cần đề cập rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức trọng tài trong giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đồng thời, yêu cầu cơ quan soạn thảo và thẩm tra Dự án Luật (sửa đổi) có thể tổ chức Hội thảo để lấy ý kiến đầy đủ của các vùng, miền đối với các nội dung trong Dự thảo. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp qua các cuộc họp, hội thảo đã và sẽ tiếp tục triển khai, các cơ quan tiếp tục tiếp thu, lắng nghe ý kiến để hoàn thiện Hồ sơ dự án Luật trước khi trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần đảm bảo đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713478800 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713478800 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10