Chủ nghĩa tư bản càng mạnh mẽ khi chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch trình độ phát triển được duy trì.
Mark đã chỉ ra mục đích của chủ nghĩa tư bản chính là “giá trị thặng dư” - ký hiệu là “m”. Đây chính là nguyên nhân làm nổ ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ các lĩnh vực.
Ngày nay, một số người hiểu nhầm về “m”, xem đó là “lợi nhuận thông thường” mà mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh cần phải đạt được để duy trì hoạt động.
Mark xuất phát từ công thức chung của tư bản “T-H-T’” (Tiền - Hàng -Lượng tiền tăng thêm), phân biệt với công thức thông thường là “H-T-H”.
Do mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là “giá trị sử dụng” nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà họ cần đến.
Ví dụ, khi bạn mua chiếc điện thoại, cái bạn cần là để nghe, gọi, lướt web, chơi game...tức là bạn đã mua giá trị sử dụng của nó, quá trình trao đổi kết thúc khi đạt được giá trị sử dụng.
Còn mục đích lưu thông của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là “giá trị”, hơn nữa là giá trị tăng thêm, đó chính là yếu tố “T’”. Công thức của nó là T’= T + ∆T, ∆T chính là “lượng giá trị tăng thêm - đây chính là yếu tố “m”:.
Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông T-H-T’ là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động T-H-T’ là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
Vậy điều kiện nào mới làm tiền tệ lớn lên? Trong lưu thông hàng hóa có hai trường hợp: ngang giá và không ngang giá, kể cả gian lận trong mua bán đều không làm tiền tệ lớn lên (đều không sinh ra ∆T).
Ví dụ mua rẻ bán đắt, chỉ làm lượng giá trị chuyển từ chổ này sang chổ khác, người này sang người khác chứ tổng lượng tài sản xã hội không hề tăng lên. Khi mua món hàng bị đắt, tức là tiền chảy từ người mua sang người bán.
Khi sức lao động bị biến thành hàng hóa (có thể trao đổi, mua bán...) thì khi đó m được sinh ra. Nếu hàng hóa thông thường (cái tivi, tủ lạnh...) sẽ hao mòn giá trị qua quá trình sử dụng, được khấu hao.
Nhưng “hàng hóa sức lao động” có cái đặc biệt ở chổ, càng sử dụng , càng không bị tiêu biến, ngược lại nó sản sinh ra càng nhiều giá trị mới. Khoản lớn lên được sinh ra trong quá trình sử dụng sức lao động chính là ∆T hay “m”.
Giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản
Lý luận chung về công thức tồn tại của chủ nghĩa tư bản được Marx giải thích cặn kẽ, đó cũng là nguyên lý tồn lại của thế giới tư bản. “M” không nằm ngoài chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản không tồn tại ngoài “m”.
Lúc mới ra đời, chủ nghĩa tư bản sử dụng phương pháp tạo ra “m” cổ điển, có 3 phương pháp được tổng kết: 1) giá trị thặng dư tương đối; 2) giá trị thặng dư tuyệt đối; 3) giá trị thặng dư siêu nghạch.
Biểu hiện cơ bản của nó là tăng thời gian lao động thặng dư, giảm thời gian lao động cần thiết, mối quan hệ “chủ - tớ, trên - dưới” rất rõ ràng.
Ngày nay, m vẫn được tư bản tạo ra hàng giờ, nhưng phương cách đã khác trước - đây cũng là cách mà chủ nghĩa tư bản tự thay đổi hệ thống để tiếp tục tồn tại.
Khi còn sống, Marx đã nói đến tầng lớp “công nhân cổ cồn” và “công nhân áo xanh” để phân biệt đẳng cấp lao động. Tư bản không còn bóc lột theo kiểu cổ điển - công nhân được đóng cổ phần, chia cổ tức, gọi là cùng làm chủ, san sẻ lợi ích.
Nhưng thực tế, thu nhập của công nhân tăng 1 thì thu nhập của giới chủ tư sản tăng 100. Rút cuộc khoảng cách không thu hẹp mà ngày càng nới rộng ra.
Văn phòng chịu trách nhiệm về ngân sách (OBR) của Anh đưa ra một thực trạng vô cùng nghịch lý, đó là khi tăng lương cho người lao động lên 9 bảng Anh/giờ (tương đương khoảng 300.000 VNĐ) thì sẽ có 60.000 người lập tức thất nghiệp, thậm chí một số nơi tại Anh không duy trì chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động!
Giới chủ tư sản sẽ tìm mọi cách bảo vệ “m”, kể cả sa thải người lao động, cắt giảm tối đa trách nhiệm xã hội...
Việc chạy đua sản xuất “m” tạo ra cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt trên thương trường, sinh ra khủng hoảng kinh tế, tàn phá môi trường, phá sản, sáp nhập, liên minh hàng dọc, hàng ngang, tạo ra những định chế tài chính siêu khổng lồ, nhiều doanh nghiệp “cánh hẩu” thao túng chính trường.
Đồng thời thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ - động lực trực tiếp làm bùng nổ 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Điều đó làm cho người ta lầm tưởng máy móc tạo ra năng suất lao động, cũng đồng tạo ra giá trị thặng dư, nên tư bản ngày nay không còn bóc lột công nhân làm thuê!
Có rất nhiều cái chết quái đản trong nhà máy sản xuất Iphone ở Thâm Quyến (Trung Quốc) không loại trừ “công nhân cổ cồn”, nhiều căn bệnh công nghiệp quái ác trong những xã hội công nghiệp cao độ như Nhật Bản, Mỹ...
Nếu trước đây nhà tư sản sử dụng vũ lực để bóc lột thì nay họ sử dụng “lá bài tài chính”, đầu tư, chuyển giao công nghệ đi kèm với chính sách ngoại giao mới, mềm mỏng...
Họ sử dụng sự chênh lệch phát triển, tiêu dùng để hấp dẫn các nước nghèo, lôi cuốn hàng tỷ nhân công ở châu Á, châu Phi chấp nhận mức lương rất thấp để có việc làm...
Đầu tư, chuyển giao công nghệ, viện trợ...cũng là cách mà chủ nghĩa tư bản tự thay đổi cấu trúc của mình
Vậy nhưng, người ta không thể so sánh mức lương tại Trung Quốc với Mỹ - đó là cái rất tài tình của chủ nghĩa tư bản. Thế là hàng tỷ người mặc nhiên làm quần quật từ tối đến sáng để tạo ra “m” - cái mà nhà tư bản rất khó để thực hiện tại nước họ.
Chủ nghĩa tư bản chỉ có thể tồn tại khi chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch trình độ phát triển được duy trì. Có thế họ mới khoác lên bộ cánh hào nhoáng, hấp dẫn phần còn lại.
Mỹ từng nổi đóa với Nhật Bản hồi năm 70 vì Tokyo lúc đó phát triển thần kỳ, nguy cơ soán ngôi Mỹ; tương tự ông Trump cứng rắn với Trung Quốc cũng vì lý do đó.
Nếu nhìn các cuộc khủng hoảng trong thế giới tư bản dưới lý luận duy vật lịch sử thì đó chính là biểu hiện xã hội của mâu thuẫn giữa “tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa”.
Những người “áo vàng” tại Pháp nổi dậy để đòi quyền lợi kinh tế - đó là khi chế độ phân phối bất hợp lý, giới tài xế, bình dân, tầng lớp người già yếu “khó sống” vì thuế phí quá cao...
Bài 3: Thuốc súng sẽ bảo vệ “m”
Có thể bạn quan tâm