Bến Tre: Nâng cao giá trị cây dừa thích ứng biến đổi khí hậu

Thùy Linh 05/04/2020 20:12

Nâng cao chuỗi giá trị cho cây dừa đang là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với tỉnh Bến Tre, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh đang chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu, hạn mặn kéo dài như hiện nay.

Dừa là một trong những cây trồng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.

Dừa là một trong những cây trồng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu.

Bến Tre là một trong 5 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng nặng nề, trực tiếp của biến đổi khí hậu. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn thời gian qua đã tác động không nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất, sản lượng đối với cây trồng.

So với nhiều loại cây trồng khác, dừa là loại cây trồng có thể chịu đựng và tồn tại được trong những điều kiện khắc nghiệt của biến đổi khí hậu. Hiện Bến Tre có trên 73 ngàn ha dừa, sản lượng hàng năm đạt gần 800 triệu trái. Kim ngạch xuất khẩu ngành dừa khoảng 210 triệu USD, giá trị các sản phẩm chế biến từ dừa chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp, 25% giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Từ năm 2013, tỉnh Bến Tre đã ban hành Chương trình phát triển ngành dừa đến năm 2020, với mục tiêu gia tăng năng suất, sản lượng dừa và thu nhập của người trồng dừa; đảm bảo cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; nâng cao chuỗi giá trị trong chế biến dừa, góp phần thúc đẩy ngành dừa phát triển nhanh và bền vững.

Có thể bạn quan tâm

  • Bến Tre: Đẩy nhanh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP

    Bến Tre: Đẩy nhanh xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP

    00:33, 23/03/2020

  • Bến Tre: Doanh nghiệp khó khăn “kép”

    Bến Tre: Doanh nghiệp khó khăn “kép”

    05:55, 19/03/2020

  • Nhật Bản thúc đẩy phát triển nông nghiệp Bến Tre

    Nhật Bản thúc đẩy phát triển nông nghiệp Bến Tre

    12:05, 12/03/2020

  • Bến Tre: Hút các nhà đầu tư vào du lịch

    Bến Tre: Hút các nhà đầu tư vào du lịch

    00:23, 02/03/2020

  • Bến Tre: Triển khai dự án chống hạn mặn do biến đổi khí hậu

    Bến Tre: Triển khai dự án chống hạn mặn do biến đổi khí hậu

    02:43, 20/02/2020

  • Bến Tre: Điểm dừng chân “không thể thiếu” trong các tour du lịch miền Tây

    Bến Tre: Điểm dừng chân “không thể thiếu” trong các tour du lịch miền Tây

    23:15, 17/11/2019

  • Khai mạc Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần V năm 2019

    Khai mạc Lễ hội Dừa tỉnh Bến Tre lần V năm 2019

    21:32, 16/11/2019

Tỉnh Bến Tre cũng đã xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy; hỗ trợ hình thành các mô hình hợp tác để giúp người dân liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ dừa. Các chuỗi liên kết đang hướng tới các chỉ tiêu về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, sản xuất an toàn, bền vững.

Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre đã có sự phát triển nhanh và phong phú về các mặt hàng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong ngành công nghiệp chế biến, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Toàn tỉnh có gần 2.000 cơ sở chế biến dừa, với nhiều loại hình, quy mô hoạt động rất khác nhau, có khả năng chế biến hết sản lượng dừa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Bến Tre đã thiết lập 1 cụm công nghiệp chế biến dừa với mục tiêu thiết lập một hệ thống thu mua - sơ chế - chế biến các sản phẩm từ dừa liên hoàn. Cụm công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, tổng diện tích 41,94ha; có 7 dự án đăng ký đầu tư, diện tích cho thuê 31ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.943 tỷ đồng.

Hiện nay, chuỗi giá trị dừa tỉnh Bến Tre đang được mở rộng, trong đó chú trọng về phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ của Mỹ, Nhật và EU để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong đó, sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là điều kiện tiên quyết trong việc hình thành và nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị.

Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, dừa và các sản phẩm từ dừa của tỉnh đã có mặt tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, với nhiều chủng loại hàng hóa phong phú, có chất lượng và tạo được uy tín, thương hiệu riêng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt nhất là sản phẩm dừa xiêm xanh đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý Bến Tre, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các doanh nghiệp, người sản xuất nâng cao danh tiếng, phát triển thị trường, bảo vệ giá trị về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Trong nhiều năm qua, cây dừa vẫn chưa phát huy đầy đủ những tiềm năng, vị thế riêng có của mình để thúc đẩy kinh tế tỉnh không ngừng phát triển. Bến Tre tuy có diện tích trồng dừa lớn nhất nước nhưng vẫn đang còn nhiều vấn đề tồn tại như: số lượng hộ dân tham gia trồng dừa khá lớn nên cây dừa của tỉnh chủ yếu vẫn là của từng hộ dân nhỏ lẻ, manh mún; việc trồng dừa gắn với tập tục canh tác liền canh, liền cư, ít được quan tâm đầu tư chăm sóc và khó kiểm soát các loại dịch hại phát sinh; chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn theo mô hình hợp tác xã hay nông trại.

Bên cạnh đó, liên kết sản xuất giữa những người nông dân với nông dân và nông dân với doanh nghiệp chưa chặt chẽ, tính bền vững chưa cao; các vấn đề liên quan đến liên kết sản xuất dừa hữu cơ, chứng nhận xuất xứ, đăng ký thương hiệu…. là những rào cản không nhỏ cho các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa khi đưa những sản phẩm chế biến, xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là các nước công nghiệp phát triển, thường vấp phải không ít cản trở từ hàng rào kỹ thuật của họ.

Để phát triển chuỗi giá trị dừa trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tỉnh Bến Tre tiếp đã và đang tục nghiên cứu, lựa chọn các giống dừa mới, đảm bảo chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Khuyến khích nông dân tuyển chọn cây giống tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Một số vườn dừa mẫu, dừa hữu cơ đã được xây dựng, người nông dân được hỗ trợ nâng cao kỹ năng trồng và chăm sóc dừa; các mô hình trồng xen canh cũng được thực hiện để tăng năng suất của các vườn dừa. Đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết giữa người trồng, thu mua, doanh nghiệp chế biến dừa với những hình thức linh hoạt thích hợp, gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người trồng dừa.

Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre cũng từng bước hoàn thiện chuỗi giá trị và nâng cao giá trị sản phẩm từ cây dừa bằng cách tăng cường phát triển thêm các sản phẩm mới có giá trị cao từ cơm dừa, nước dừa, dầu dừa, mật hoa dừa, chỉ xơ dừa, than gáo dừa… đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như Châu Âu, Mỹ...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bến Tre: Nâng cao giá trị cây dừa thích ứng biến đổi khí hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO