“NATO châu Á” - mộng khó thành của Mỹ

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/02/2021 06:32

Liệu các nước châu Á - Thái Bình Dương có bỏ qua triết lý "bán anh em xa mua láng giềng gần"?

Bộ tứ kim cương sẽ được nâng cấp

Bộ tứ kim cương sẽ được nâng cấp

Washington vừa đề xuất một cuộc họp trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo thuộc bộ tứ Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ. Động thái này được các nhà bình luận cho rằng, là nỗ lực thắt chặt quan hệ của Mỹ với các đồng minh châu Á để kiềm chế Trung Quốc.

Như vậy, đã có thêm một nội dung chiến lược từ thời D. Trump được người kế nhiệm J. Biden sử dụng. Điều này một lần nữa khẳng định không bao giờ có chuyện Mỹ - Trung xây lại mối quan hệ “nồng ấm” trong ít nhất 4 năm tới.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, trong lĩnh vực kinh tế Bắc Kinh đã có những bước đi khôn ngoan để “hất cẳng” Mỹ bằng việc ký kết RCEP với các nước Đông Nam Á và Đông Á.

Thông qua Hiệp định này Trung Quốc trói chặt các nước láng giềng vào cam kết lợi ích kinh tế, đồng thời giảm “nhiệt” áp lực chiến tranh thương mại đang có hiệu lực.

Về an ninh, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật hải cảnh sửa đổi, qua đó cho phép cảnh sát biển nước này nổ súng nếu như phát hiện lực lượng lạ mặt xâm phạm những vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền - dĩ nhiên trong đó có phạm vi “đường lưỡi bò”!

Các thành viên của nhóm bộ tứ đều tồn tại mâu thuẫn khó giải quyết với Trung Quốc. Ấn Độ đang xung đột biên giới với Trung Quốc, hai gã khổng lồ châu Á đang trên bờ vực xung đột thương mại khi New Dehli cấm vận nhiều dịch vụ trực tuyến đến từ đại lục.

Với Tokyo, họ chưa bao giờ “thân thiện” trong mắt của người Trung Quốc kể từ thời chiến tranh nha phiến, lịch sử chính trị, chiến tranh đầy gai góc, gần đây hai cường quốc này cũng xảy ra tranh chấp chủ quyền biển đảo.

Mối quan hệ Trung - Úc xấu đi trông thấy kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Canbera là một trong những “nguyên đơn” đầu tiên yêu cầu điều tra nguồn gốc dịch bệnh. Chẳng nói thì ai cũng biết Úc nghi ngờ Bắc Kinh!

Bao trùm trong các mối quan hệ chằng chịt mâu thuẫn lẫn lợi ích kinh tế này - Mỹ và Trung đại diện cho tất cả những điều nói trên. Về tổng quan hai hệ thống này đã tồn tại xung khắc không thể giải quyết. Nên việc đối đầu căng thẳng trong từng thời điểm là điều hiển nhiên.

Nói vậy để thấy rằng, bộ tứ có đủ điều kiện cần và đủ để nâng cấp thành liên minh quân sự, kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, về sâu xa giữa các đồng minh của Mỹ và Trung Quốc cũng ràng buộc nhau rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế.

Nhưng không dễ cho Mỹ và đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương

Nhưng không dễ cho Mỹ và đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương

Cả Nhật Bản, Ấn Độ và Úc phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc là điều không có gì phải tranh cãi. Đơn cử như tập đoàn công nghiệp Nidec của Nhật bị sụt giảm tới 40% doanh thu khi thị trường Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Trong các nước phát triển, Úc là nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc, với khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu là sang đại lục. Công dân Trung Quốc chiếm khoảng 38% sinh viên nước ngoài và 15% khách du lịch ở xứ sở chuột túi.

Ấn Độ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ nước nào khác. Các đại gia công nghệ Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD vào startup Ấn Độ. Smartphone Trung Quốc thì thống trị thị trường này.

Cố nhiên, các nước này không thể mạo hiểm trong xử lý mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Đối với các nước nhỏ lại càng cẩn trọng hơn để tránh hậu họa một khi Bắc Kinh phật lòng.

Cuối cùng, người phương Đông có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, hơn nữa Trung Quốc không phải là một láng giềng…bình thường! Họ đủ sức kìm tỏa hâu hết các nền kinh tế nhỏ yếu hơn.

Nhóm bộ tứ có thể hình thành, vì đó là mong muốn của Mỹ và đồng minh. Song, hiệu quả của nó đến đâu vẫn còn bỏ ngỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?

    Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?

    06:00, 09/11/2020

  • [Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương

    [Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương

    06:00, 13/04/2020

  • Kiến tạo “Thành phố đáng sống của châu Á - Thái Bình Dương”

    Kiến tạo “Thành phố đáng sống của châu Á - Thái Bình Dương”

    14:00, 29/11/2019

  • Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    07:00, 19/10/2019

  • Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

    Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

    07:00, 26/10/2019

  • Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 1/3 nhu cầu nhân sự ngành hàng không

    Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm 1/3 nhu cầu nhân sự ngành hàng không

    13:20, 04/09/2019

  • EU “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương

    EU “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương

    11:06, 22/02/2019

  • Cơ hội mới cho châu Á - Thái Bình Dương

    Cơ hội mới cho châu Á - Thái Bình Dương

    01:07, 18/11/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“NATO châu Á” - mộng khó thành của Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO