Theo thống kê hiện cả nước có 2,7 triệu công nhân ở khu công nghiệp (KCN), trong đó khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở, tuy nhiên tổng diện tích nhà ở mới đáp ứng 330.000 công nhân.
Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) cho các đối tượng là người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân KCN giai đoạn 2021-2025 khoảng 294.600 căn. Trong đó, nhà ở cho công nhân KCN khoảng 134.000 căn hộ.
Tuy nhiên theo phản ánh của các doanh nghiệp, cơ chế chính sách đầu tư xây dựng dự án nhà ở công nhân còn nhiều điểm bất hợp lý, không sát thực tiễn.
Theo Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viglacera – Trần Ngọc Anh, hiện vẫn còn tình trạng nhiều khu nhà ở công nhân KCN đồng bộ hạ tầng, tạo ra môi trường, cảnh quan rất hiện đại, nhưng qua khảo sát thì có từ 80–90 % công nhân lao động đang ở tạm cư bên ngoài không muốn vào ở trong KCN.
Ông Trần Ngọc Anh lấy dẫn chứng tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh) có đến 100 nghìn công nhân nhưng số lượng lao động vào ở tại các khu nhà kiểu này chỉ khoảng 10 nghìn người, nhiều khu nhà bỏ trống. Còn lại hơn 90 nghìn công nhân thuê nhà trọ bên ngoài.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các chính sách ưu đãi về cho vay vốn đối với người có thu nhập thấp, đặc biệt là công nhân chưa hợp lý.
Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Cty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền cho rằng, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở công nhân. Công nhân cũng cần được vay ưu đãi theo cơ chế đặc thù khi mua nhà ở tại các KCN.
Ngoài ra, khi sửa đổi Luật Nhà ở, trong đó có NƠXH cần tích hợp giữa các Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thuế và Nghị định về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp.
Trong khi đó, bà Vũ Thị Hợp – Chủ tịch HĐQT Công ty CP thương mại Dạ Hợp cho rằng, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng KCN, cụm công nghiệp cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, văn hóa… của người lao động.
Cùng với đó, Chính phủ nên ưu tiên bố trí nguồn vốn xây dựng nhà ở công nhân thông qua ngân hàng thương mại để đa dạng các nguồn vốn thay vì chỉ ngân hàng chính sách được tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Cần cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư xây nhà ở công nhân
12:20, 19/11/2021
Đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế riêng cho nhà ở công nhân
03:00, 09/11/2021
Hà Nội: Dự án nhà ở công nhân vắng bóng cư dân
05:00, 08/11/2021
HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Cần chính sách đồng bộ để xây dựng nhà ở công nhân
15:30, 03/11/2021
Bức thiết nhà ở công nhân (KỲ VIII): Hải Dương sẽ rà soát toàn bộ quỹ đất
17:00, 02/11/2021
Bức thiết nhà ở công nhân (KỲ VII): Cần giải pháp đồng bộ
03:00, 02/11/2021