“Nhộn nhịp” trái phiếu doanh nghiệp lên sàn: Cấp tập tới bất cập

LÊ MỸ 09/10/2023 04:00

Hơn 90% trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vẫn chưa lên sàn khiến hoạt động này vừa nhộn nhịp, vừa cũng tạo ra không ít bất cập trước thời điểm 19/10 - hạn chót sắp chốt.

>>>Mừng - lo trái phiếu doanh nghiệp

LTS: Việc để trái phiếu riêng lẻ lên sàn góp phần thực hiện giải quyết vấn đề thanh khoản khi cần thiết. Trái phiếu được giao dịch tập trung tại HNX sẽ góp phần thực hiện giao dịch thuận lợi hơn.

Theo quy định, khoảng 1.300 mã trái phiếu sẽ phải lên sàn trong 3 tháng tính từ khi hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đi vào vận hành hôm 19/7/2023.

Chạy đua lên sàn

Điều này có nghĩa là thời hạn để các mã trái phiếu phải lên sàn đã rất gần kề và vì lẽ đó, ngay từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, hàng loạt doanh nghiệp đã cấp tập thực hiện các thủ tục, chạy đua với thời gian. Bởi lẽ trong 3 tháng kể từ khi sàn vận hành với khoảng 19 mã trái phiếu, tính đến ngày 27/9, theo thông tin từ HNX, mới có hơn 110 mã trái phiếu đã đăng ký giao dịch và chờ giao dịch. Tương đương còn khoảng hơn 90% trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vẫn chưa thực hiện đăng ký giao dịch.

Trạng thái cấp tập này khiến các bộ phận trái phiếu của các doanh nghiệp phải tăng tiến độ, mà các bên liên quan đều phải “chạy theo”.

Đại diện một công ty chứng khoán cho biết, do trước nay doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ, hợp đồng công ty chứng khoán ký, việc áp dụng nhà đầu tư chứng khoán phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và sau đó đã được sửa đổi, chưa áp dụng bắt buộc tại Nghị định 08/2023, nên trên thực tế, nhiều nhà đầu tư thậm chí mua trái phiếu còn… chưa mở tài khoản chứng khoán tại công ty chứng khoán phân phối trái phiếu. Theo đó thì đã có hiện tượng nhà đầu tư được yêu cầu mở tài khoản chứng khoán sau khi là trái chủ.

>>>Lượng tài khoản chứng khoán tăng vọt: Nhà đầu tư lạc quan trở lại?

Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến lượng nhà đầu tư mở mới tài khoản chứng khoán tăng vọt trong thời gian qua. Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) ghi nhận, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 172.695 tài khoản chứng khoán trong tháng 9.

“Trong bối cảnh TTCK nhiều biến động, với lượng tài khoản chứng khoán lên tới gần tương đương 8% dân số, là tín hiệu tích cực nhưng cũng cần xác định sẽ có một phần là lượng nhà đầu tư mở để đáp ứng quy định về trái chủ sở hữu trái phiếu, theo các quy định của Bộ Tài chính”, vị lãnh đạo CTCK nói.

Ở phía nhà đầu tư, một trái chủ của trái phiếu ngân hàng đang được làm hồ sơ đăng ký lên sàn chia sẻ là trong những ngày qua, bộ phận trái phiếu của ngân hàng phát hành liên tục thúc giục trái chủ đến ký các hồ sơ thủ tục.

“Do nhận thấy có nhiều yêu cầu và cũng hơi phiền, lại đến kỳ được tất toán chuyển giao quyền sở hữu trái phiếu trong dự kiến như trước đây thỏa thuận theo kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng trên trái phiếu 5 năm, nên tôi đã yêu cầu tất toán. Tuy nhiên tất toán rồi vẫn phải ký ủy quyền lưu ký. Theo đó thì lưu ký để lên sàn sẽ là thông tin cá nhân tôi nhưng thực tế tôi đã hết quyền trái chủ?!”, nhà đầu tư Nguyễn H. đặt câu hỏi cùng DĐDN.

Khó kịp tiến độ

Từ một số hiện tượng với các vấn đề trên, có thể thấy trên thị trường trước nay, việc các doanh nghiệp thực hiện đăng ký lưu ký trái phiếu trong thời hạn quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 65/2022 và theo như Quyết định 44/QĐ-VSD của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, vẫn còn có sự lỏng lẻo.

Trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đăng ký niêm yết trên sàn trong đợt này, được xem là đợt “vừa chạy vừa xếp hàng” cần thiết cho mục tiêu đáp ứng nhu cầu giao dịch công khai, khác với giao dịch chủ yếu dựa trên thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư trước đây.

“Nếu các doanh nghiệp thực hiện đúng, sự cấp tập và chạy đua với các thủ tục lúc này sẽ được giảm bớt, họ sẽ chỉ làm đúng theo các quy định khác của Quyết định 44 để đăng ký, lưu ký và thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sau khi được chấp thuận và theo đúng tiến độ, quy trình, không có khó khăn hay phức tạp nào khác”, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, chuyên gia Tài chính nhận định.

Cũng theo ông Hoàn, tuy vậy, đợt tập trung chạy đua lên sàn của 1.300 mã trái phiếu sẽ là đợt kê khai quy mô giao dịch tập trung lớn nhất trên thị trường, sau đó thì các doanh nghiệp sẽ cứ “theo lệ tiến hành”. Đây là một đợt “vừa chạy vừa xếp hàng” cần thiết cho mục tiêu đáp ứng nhu cầu giao dịch công khai, khác với giao dịch chủ yếu dựa trên thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư trước đây.

Theo ông Lê Hoàng Quân - nhóm Nghiên cứu Saigon Ratings, để hướng tới mục tiêu dư nợ TPDN đạt 20% GDP vào năm 2025 và hướng tới một thị trường trái phiếu phát triển bền vững, các cơ quan quản lý còn rất nhiều việc phải làm. Thứ nhất là hoàn thiện khung pháp lý cho Sàn giao dịch; Thứ hai là giám sát quá trình niêm yết và giao dịch chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch và công bằng; Thứ ba là quảng bá, khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia vào sàn giao dịch này.

Có thể bạn quan tâm

  • Điểm sáng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    Điểm sáng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

    04:50, 05/10/2023

  • HoREA: Kiến nghị kéo dài đáo hạn trái phiếu bất động sản đến hết năm 2024

    HoREA: Kiến nghị kéo dài đáo hạn trái phiếu bất động sản đến hết năm 2024

    10:53, 03/10/2023

  • Xây dựng khung chính sách phù hợp với trái phiếu doanh nghiệp

    Xây dựng khung chính sách phù hợp với trái phiếu doanh nghiệp

    05:20, 04/10/2023

  • Áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm 2023

    Áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm 2023

    17:00, 28/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Nhộn nhịp” trái phiếu doanh nghiệp lên sàn: Cấp tập tới bất cập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO