Phân loại ngành nghề làm cơ sở điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động phù hợp góp phần hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần.
>>>Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Không nên quy định cho rút hết BHXH một lần
Đây là một trong những nội dung được đại diện Liên đoàn Lao động TP Hà Nội chia sẻ về những đề xuất xây dựng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Nội dung này được ghi nhận từ các ý kiến của doanh nghiệp, người lao động… trên địa bàn TP.
Ông Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động (Liên đoàn Lao động TP Hà Nội) cho biết, một số chính sách về bảo hiểm xã hội đã bộc lộ bất cập khi tuổi hưu tăng theo lộ trình dẫn đến tuổi hưởng lương hưu cũng nâng lên tương ứng.
Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu của lao động nam mỗi năm tăng thêm ba tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028; bốn tháng với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035. Trước thời điểm năm 2021, tuổi nghỉ hưu với nam được áp dụng là 60 tuổi và với nữ là 55 tuổi.
Tuổi nghỉ hưu tăng nhưng thực tế, với lao động sản xuất khó có thể làm việc trong các dây chuyền tại các doanh nghiệp, nhà máy đến 60 - 62 tuổi. Theo đại diện Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, ngoài 40 tuổi, sức khoẻ của không ít người lao động đã bắt đầu giảm, thị lực kém… khó có thể đáp ứng được cường độ lao động. Ngoài ra, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại để được nghỉ hưu sớm 5 năm so với tuổi quy định.
Tình trạng lao động sản xuất trực tiếp bị sa thải sau tuổi 40 không còn là cá biệt. Không thể chờ tới lúc 58 - 60 tuổi để được hưởng lương hưu nên sau một thời gian nghỉ việc, không còn thu nhập, người lao động đã tính đến việc rút bảo hiểm xã hội một lần.
Thời gian qua, một số thành phố lớn, số người rút bảo hiểm xã hội một lần năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình khoảng 10%/năm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là từ việc tăng tuổi nghỉ hưu, người lao động khó chờ rất nhiều năm để đủ tuổi hưu trí.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến trình Quốc hội trong kỳ họp lần này sẽ đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên. Ông Tạ Văn Dưỡng cho rằng, cần phân loại các nhóm ngành nghề sản xuất trực tiếp và sửa đổi điều kiện hưu trí phù hợp với từng nhóm. Ngoài ra, thay vì dùng biện pháp cứng nhắc, cần có chính sách linh hoạt, bổ sung thêm quyền lợi để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi người lao động, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Thông tin từ Liên đoàn Lao động TP Hà Nội cho thấy, do kinh tế khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng, có khoảng 7.500 lao động bị chấm dứt hợp đồng, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Thị trường lao động chưa bền vững khi hàng loạt công nhân rời bỏ nhà máy về quê hoặc ra ngoài làm tự do khiến lực lượng phi chính thức tăng lên; tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện chưa được giải quyết triệt để.
Có thể bạn quan tâm
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Đề nghị giữ nguyên quy định về tuổi nghỉ hưu
20:38, 21/06/2023
Đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu: Các chuyên gia nói gì?
02:50, 20/05/2023
NSDLĐ có quyền chấm dứt HĐLĐ khi đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH?
03:20, 19/04/2023
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy định mới về tuổi nghỉ hưu
00:00, 24/11/2020
Tăng tuổi nghỉ hưu: Băn khoăn trước giờ G
10:23, 18/11/2019
Tuổi nghỉ hưu và GDP
05:03, 06/11/2019
Thống nhất trình Quốc hội 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu có lộ trình
16:05, 20/09/2019
Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Nâng tuổi nghỉ hưu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
01:50, 16/08/2019
Còn nhiều ý kiến khác nhau về tăng độ tuổi nghỉ hưu
14:01, 12/06/2019
Tuổi nghỉ hưu
05:00, 31/05/2019
Không phải doanh nghiệp nào cũng tăng tuổi nghỉ hưu
14:30, 29/05/2019
Đại biểu Hồ Sỹ Lợi: Tăng tuổi nghỉ hưu, tăng tích lũy hưu trí
11:00, 22/05/2019