Phục hồi kinh tế - Cần mở rộng các gói hỗ trợ

Diendandoanhnghiep.vn Trước thực trạng, chính sách hỗ trợ còn ngắn hạn, chưa tương xứng với tình trạng, khả năng phục hồi của doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, cần mở rộng các gói hỗ trợ…

Để hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ, chi ngân sách Nhà nước với quy mô khoảng 6,7 tỷ USD. Nếu tính cả các khoản hỗ trợ qua các kênh quỹ bảo hiểm thất nghiệp, các khoản miễn, giảm cước viễn thông, điện, nước, học phí..., quy mô các gói hỗ trợ năm 2021 là khoảng 10,45 tỷ USD, tương đương 2,84% GDP.

Thực tế, thời gian qua, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan tham mưu và đã triển khai trực tiếp nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp. Cụ thể, trước tác động của dịch bệnh, từ đầu năm 2021, Bộ đã đề xuất với Chính phủ duy trì chính sách miễn giảm cho khoảng 30 loại phí, lệ phí có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và đời sống người dân. Đồng thời, duy trì giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thiết yếu…

Các chuyên gia cho rằng, cần mở rộng các gói hỗ trợ để giúp doanh nghiệp phục hồi - Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng, cần mở rộng các gói hỗ trợ để giúp doanh nghiệp phục hồi - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực như Thái Lan có quy mô gói hỗ trợ dịch bệnh tương đương 11,4% GDP, Malaysia khoảng 5,3% GDP, thì mức hỗ trợ của Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Tại diễn đàn "Hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19: Từ chính sách đến thực tiễn” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 01/10 vừa qua, các chuyên gia đánh giá, dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng rất sâu rộng tới đời sống, kinh tế, xã hội của nước ta, các chính sách hỗ trợ đã có tác dụng rất lớn, góp phần giảm khó khăn cho doanh nghiệp. Thế nhưng, qua khảo sát của VCCI, các doanh nghiệp đề xuất, để đáp ứng quy mô hay kỳ vọng cần mở rộng các gói hỗ trợ hơn nữa.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI chia sẻ, tỷ lệ doanh nghiệp thụ hưởng rất hạn chế, ban hành ngắn hạn, chưa tương xứng với tình trạng khả năng phục hồi của doanh nghiệp, Chính sách cần tương xứng và dài hơi hơn.

Liên quan đến phục hồi kinh tế, trong giai đoạn hiện nay, một số chuyên gia cũng đánh giá, chính sách hỗ trợ dù có tác động đến doanh nghiệp, thế nhưng, để doanh nghiệp có thể duy trì và phục hồi sản xuất vẫn cần nhiều hơn nữa ngoài những ưu đãi đã và đang có.

Các chuyên gia cũng cho rằng, cho rằng, mỗi địa phương cần tái cấu trúc để phục hồi tăng trưởng

Các chuyên gia cũng cho rằng, mỗi địa phương cần tái cấu trúc để phục hồi tăng trưởng - Ảnh minh họa

Thông tin với báo chí, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - TS Nguyễn Đình Cung cũng từng cho rằng, Chính phủ cần xem xét miễn nhiều sắc thuế, thay chỉ vì hoãn và giãn thuế. Đồng thời, cần nhanh chóng phục hồi, củng cố các động lực của nền kinh tế, sử dụng nguồn lực hợp lý, đúng đối tượng.

Cùng gói hỗ trợ doanh nghiệp, ông Cung đề xuất các giải pháp kích thích đầu tư, tiêu dùng hỗ trợ an sinh xã hội, người lao động và cải cách môi trường kinh doanh, đầu tư, kiên trì tháo bỏ rào cản.

Đồng tình với quan điểm đã nêu, TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng, các nước trên thế giới đang chi mạnh tay hơn để cứu trợ nền kinh tế. Nhiều nước sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách, tăng tỷ lệ nợ công lên để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo ông Lực, tỷ lệ bội chi ngân sách toàn cầu đã tăng thêm 7 điểm % (từ 3,2% lên 10,2%) trong thời gian qua, “có tiền phải tiêu để cứu nền kinh tế”, Tuy nhiên, ông Lực cũng cho rằng, những chương trình hỗ trợ này cần đi kèm với lộ trình, có sự kiểm soát.

Còn theo, TS Võ Trí Thành, chính sách tài khóa cần kích cầu tăng trưởng, chấp nhận một mức bội chi ngân sách cao (6% GDP), tài trợ bằng trái phiếu Chính phủ và một chương trình đầu tư công trung hạn (2022-2025).

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng cho rằng, mỗi địa phương cần tái cấu trúc để phục hồi tăng trưởng, trong cơ cấu kinh tế mới, doanh nghiệp dân tộc phải là chủ đạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ lên ngôi; thị trường nội địa sẽ là chỗ đứng... Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng kịch bản và triển khai mở cửa nền kinh tế. Bên cạnh khung khổ hướng dẫn chung của trung ương, chúng ta cũng nên ủng hộ các giải pháp, phương án và kịch bản mở cửa và kích hoạt kinh tế của mỗi địa phương.

“Ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp là cần, Bộ Tài chính phải tính toán để có giải pháp phù hợp đảm bảo cân đối ngân sách cho Chính phủ. Tương tự, về mặt lãi suất, hệ thống ngân hàng cũng xác định rõ giới hạn của cái gọi là “hạ lãi suất” để hỗ trợ doanh nghiệp. Hạ bao nhiêu để không đổ gánh nặng rủi ro lên hệ thống ngân hàng là điều phải tuyệt đối cân nhắc, phải tính đến việc lập Quỹ Hỗ trợ lãi suất và Quỹ bảo lãnh tín dụng để phối hợp với hệ thống ngân hàng hỗ trợ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn này”, một chuyên gia nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phục hồi kinh tế - Cần mở rộng các gói hỗ trợ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714064589 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714064589 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10