Putin và sự ngang trái của đồng Rúp

Diendandoanhnghiep.vn Rúp tăng giá, tuy vậy nền kinh tế Nga đang bị "Nhân dân tệ hóa" mau chóng. Thoát Mỹ nhưng rơi vào vòng tay tài chính Trung Quốc - có gì khác nhau?

Nhân dân tệ có cơ hội phổ biến trong nền kinh tế Nga

Nhân dân tệ có cơ hội phổ biến trong nền kinh tế Nga

>> Putin ra tối hậu thư, Donbass sắp rực lửa?

Một trong những hệ quả nặng nề nhất mà kinh tế Nga gánh chịu là đồng rup trượt giá sâu từ 75 - 80 rúp đổi được 1USD xuống 132 rúp/1USD. Thời điểm đó nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định tỷ giá hối đoái bất thường sẽ hủy hoại nhanh chóng nền kinh tế thứ 11 toàn cầu.

Đáng chú ý, việc đồng nội tệ Nga mất giá không liên quan đến quyền điều chỉnh của Ngân hàng trung ương nước này. Nói dễ hiểu, khi nền tài chính tiền tệ Nga bị cô lập, đồng rup bị tước bỏ lượng giá trị đáng kể, hiện nguyên hình là đồng tiền kém quyền lực. Doanh nghiệp và người dân không thể sử dụng rup để giao dịch hoặc hoán đổi giao dịch quốc tế. Cầu giảm, cung giữ nguyên dẫn đến giá trị giảm.

Nga không phải là Mỹ hay Eurozone, không có quyền điều khiển hai đồng tiền mạnh nhất hiện nay là USD và euro, trong khi kênh thanh toán quan trọng nhất là SWIFT bị “đóng băng”. Toàn bộ cửa sổ đối ngoại với kinh tế Nga bị khóa chặt, mà Putin rất cần tiền để duy trì cuộc chiến, ổn định tiêu dùng nội bộ.

Sau hai quyết định mang tính kỹ thuật, đồng rup phục hồi thần kỳ về hiện trạng tỷ giá hối đoái so với USD - như trước khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm vào Ukraine.

Putin yêu cầu các nước không thân thiện phải mua khí đốt bằng đồng rup!

Putin yêu cầu các nước không thân thiện phải mua khí đốt bằng đồng rúp!

Putin chỉ đạo Ngân hàng trung ương tăng lãi suất cơ bản tiền gửi lên 20%, mức cao hiếm thấy trong lịch sử kinh tế đương đại. Cú điều chỉnh này “gãi đúng chỗ ngứa”, thị trường Nga ngập tràn rup do không thể giao dịch, người dân và doanh nghiệp đua nhau đổ vào nhà băng kiếm lãi.

Nhưng ôm rup bây giờ không khác gì ôm bom, quy đổi ra USD hay euro là rất khó vì ngân hàng Nga tích cực thu gom ngoại tệ mạnh còn sót lại trong nước để thực hiện các giao dịch cần thiết như chi tiêu ngoài biên giới, thanh toán nợ quốc tế.

Rất may, nhờ có Trung Quốc và Nhân dân tệ! Tiền Trung Quốc hiện nay là một trong số ít được công nhận trong rổ tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế do Trung Quốc lập ra hiện có mặt trên 100 quốc gia và hơn 1.000 tổ chức tài chính sử dụng.

Với người Nga lúc này sở hữu Nhân dân tệ giống như lối thoát hiểm duy nhất có thể bảo toàn tài sản nếu không may kịch bản xấu nhất là phương Tây đạt được cam kết cấm vận dầu mỏ và khí đốt Nga. Lúc đó lạm phát và mất giá đồng tiền một cách có hệ thống.

Tại ngân hàng Tinkoff Bank, số lượng tài khoản tiền gửi bằng đồng nhân dân tệ tăng 8 lần. Tỉ lệ này ở Ngân hàng MTS và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Ural lần lượt là 4 lần và 3,5 lần.

Hiện tượng này có thể giúp gì cho kinh tế Nga? Đầu tiên là khơi thông dòng chảy tiền tệ, giúp hệ thống ngân hàng có thể hoạt động; dựng lên bức tranh tài chính lành mạnh như chưa hề có biến cố nào xảy đến. Như một quy luật kinh tế, tiền tệ lưu thông mới mong kinh tế ngóc dậy!

Nga - Trung đã ký cam kết hoán đổi tiền tệ. Khi không thể tiếp cận USD hoặc euro thì sử dụng Nhân dân tệ là giải pháp tốt nhất hiện nay. Putin cần đồng tiền Trung Quốc để giao dịch quốc tế.

Nhưng xét về bản chất, việc này không mấy ý nghĩa. Là bởi, cuộc chơi này chỉ riêng của người Nga, lợi suất phải được tạo ra bằng năng suất lao động, sức sống của nền kinh tế chứ không phải là số lượng người gửi tiền vào nhà băng để kiếm lãi suất. Ngược lại, khả năng vay vốn và dòng chảy tài chính từ ngân hàng ra thị trường một cách lành mạnh mới là thước đo sức khỏe nền kinh tế.

Putin yêu cầu các nước không thân thiện mua năng lượng Nga bằng đồng rup, tại châu Âu, khách hàng lớn nhất của Nga, đa phần là các nước “không thân thiện” theo cách gọi của Kremlin. Động thái này góp phần giúp đồng rúp có giá trở lại.

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc ngày càng lớn

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc ngày càng lớn

Nhưng không nhiều nước đáp ứng lời đề nghị của Tổng thống Nga, hiện tại chỉ có Slovalia. Đây là ý định táo bạo, không chỉ đả phá trực diện vào SWIFT mà còn gián tiếp thách thức quyền lực của hệ thống petrodollars do Mỹ kiểm soát.

Nhiều thập kỷ nay, “đô la - dầu mỏ” là sức mạnh “mềm” giúp Mỹ thống trị thế giới, Washingtonchẳng ngại ngần sử dụng bom đạn, chiến tranh, lật đổ để bảo vệ ngai vàng này.

Còn tiếp…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Putin và sự ngang trái của đồng Rúp tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608304 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608304 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10