Bộ Tài chính đang đưa ra những đề xuất về việc nghiên cứu sửa đổi các quy định pháp luật về cổ phần hóa trong thời gian tới…
>>Tách đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp: Lời giải cho bài toán… cổ phần hóa
Theo đó, nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng chỉ xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa đối với diện tích đất được giao hoặc đất đã trúng đấu giá để thực hiện kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản và một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đất cụ thể tại vị trí doanh nghiệp có diện tích đất được giao do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quyết định theo quy định tại Khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 114 của Luật Đất đai.
Đối với doanh nghiệp nhà nước còn lại, khi cổ phần hóa thực hiện chuyển sang hình thức thuê đất trả tiền hàng năm và không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Công ty cổ phần phải cam kết thực hiện quản lý và sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng phương án sử dụng của toàn bộ diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp doanh nghiệp muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì thực hiện trả lại đất để tham gia đấu giá chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất thay đổi (nếu có) phải thu hồi đất thì Nhà nước thực hiện bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai. Doanh nghiệp lập phương án sử dụng đất theo hiện trạng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, công bố công khai đầy đủ thông tin về đất và nội dung nêu trên khi khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).
Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc kịp thời khắc phục vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước, trong đó có CPH, thoái vốn, hiện nay Bộ Tài chính đang rà soát, xây dựng báo cáo để trình cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi các Nghị định: số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015, số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018, số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 trong năm 2022.
Trong đó, tập trung vào việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn. Các nội dung nghiên cứu sửa đổi bao gồm: Tách quá trình sắp xếp, xử lý nhà đất ra khỏi quá trình cổ phần hóa; Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp; Quy định phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa; Hoàn thiện quy định về phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp gắn với việc bổ sung vốn điều lệ từ nguồn cổ tức, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; Hoàn thiện các quy định về điều chỉnh vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ...
>>Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 9: Cienco 1 liên tục đi “lùi”!
Về tách quá trình sắp xếp, xử lý nhà đất ra khỏi quá trình cổ phần hóa, theo quy định của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, phương án sử dụng đất theo quy định đối với các công ty nông, lâm nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước phải lập phương án sử dụng đất để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu gửi lấy ý kiến UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
Tuy nhiên, việc phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thời gian qua rất chậm. Nguyên nhân do nguồn gốc hình thành và việc sử dụng nhà, đất của các doanh nghiệp nhà nước phức tạp; công tác quản lý nhà, đất chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là do có cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu của công tác thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là công việc thường xuyên, liên tục theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật quản lý tài sản công, không phải chỉ diễn ra khi thực hiện cổ phần hóa, chỉ phục vụ cho công tác chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ vào các nội dung trên, Bộ Tài chính đang nghiên cứu sửa đổi quy định này theo hướng tách quá trình sắp xếp, xử lý nhà đất ra khỏi quá trình cổ phần hóa, bỏ quy định về điều kiện cổ phần hóa là doanh nghiệp cổ phần hóa phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Có thể bạn quan tâm
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 9: Cienco 1 liên tục đi “lùi”!
04:00, 19/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 8: Vì sao người lao động “kêu cứu”?
04:00, 18/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 7: Thất thoát lớn tại CIENCO 1
04:00, 17/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 6: Có nên “tái quốc hữu hóa” ACV?
04:20, 12/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 4: Miếng bánh “béo bở” ACV
03:50, 10/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 3: "Cổ phần hóa mặt tiền”
11:00, 09/08/2021
Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 2: Ai được, ai mất?
03:30, 08/08/2021