RCEP, D. Trump và trật tự mới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 19/11/2020 06:33

RCEP là nơi để Trung Quốc thi triển sức mạnh, trong bối cảnh Tổng thống Trump đối mặt với thất bại trước Joe Biden!

RCEP là Hiệp định thương mại lớn nhất lịch sử hội nhập kinh tế toàn cầu

RCEP là Hiệp định thương mại lớn nhất lịch sử hội nhập kinh tế toàn cầu

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết tại Hà Nội, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Sự kiện này kết hợp cùng với việc ông Trump thất cử đã tạo ra trật tự toàn cầu mới.

Như thế có nghĩa, chính sách xoay trục châu Á của Washington gần như thất bại, từ nay “châu Á là của người châu Á”. Sở dĩ có kết quả này là do sai lầm của Tổng thống Trump.

Ông Trump quên rằng, quốc gia mạnh nhất không đơn thuần là quốc gia đứng trên tất cả, mà quốc gia ấy phải thể hiện được quyền lực khuynh loát trong tất cả các chương trình nghị sự mang tính toàn cầu. Nhưng Trump đã rút khỏi WTO, Liên Hợp Quốc, CPTPP…!

Sai lầm thoạt đầu bắt nguồn từ “nước Mỹ trên hết” - gây mâu thuẫn với chính sách xoay trục châu Á. Đầu tiên, Trump ngúng nguẩy không màng đến Hiệp định CPTPP, sau này số còn lại vẫn cùng nhau ký TPP.

Muốn “đè” được Bắc Kinh, Mỹ phải tăng cường hiện diện ở châu Á-Thái Bình Dương, rõ ràng TPP là công cụ hữu hiệu để Washington thi triển sức mạnh khi hầu hết các thành viên đều đến từ châu Á, trong đó có nhiều đồng minh như Nhật, Hàn, Thái Lan.

Cụ thể hơn, TPP sẽ giúp Mỹ xích lại gần hơn với Đông Nam Á, khu vực có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nói cách khác đây chính là con đường duy nhất để “Nam tiến” ra biển Đông của Bắc Kinh.

Trump tự cho mình đứng trên tất cả, độc cô cầu bại một mình một kiểu. Thế rồi Trump quyết liệt nâng cấp quan hệ thương mại với Canada và Mexico bằng hiệp định USCMA, song khối này không thể giúp Mỹ mạnh lên.

Tám năm nay, Trung Quốc kiên định với RCEP, họ đã thành công khi đã thuyết phục 14 thành viên còn lại đặt bút ký. Bằng Hiệp định này toàn bộ Đông Nam Á và Đông Á coi như đã hợp nhất với Trung Quốc thành khối kinh tế lớn nhất toàn cầu.

Vì sao RCEP được ký ngay vào lúc Tổng thống Mỹ “bỏ rơi quyền lực” để lao vào cuộc đua giữ ghế và giành ghế? Chỉ vài ngày ngắn ngủi, Bắc Kinh đã tung chiêu quyết định để đánh bật Mỹ ra khỏi châu Á - ít nhất ở phương diện kinh tế.

"Nước Mỹ trên hết" đã bỏ quên châu Á-Thái Bình Dương?

Trung Quốc là bên chủ trương khởi xướng RCEP, dĩ nhiên Trung Quốc là “chủ xị” từ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cả ASEAN trở thành thị trường rộng lớn bị ràng buộc để hàng hóa Trung Quốc tràn san, lúc này Trung Quốc không còn ngán chiến tranh thương mại!

Riêng Hàn Quốc và Nhật Bản là hai “đối thủ thương mại” không phải dạng vừa, họ có thể kiếm được lợi ích trong màn cạnh tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thành công khi cô lập, chia cắt đồng minh của Mỹ ngay sát nách nhà mình.

Lỗ hổng lớn nhất trong nền kinh tế công nghệ Trung Quốc là khả năng thiết kế và sản xuất chip, họ lao đao lên bờ xuống ruộng khi bị Mỹ cấm vận. Song, khó khăn nay có thể giải quyết sớm hơn khi có Nhật Bản và Hàn Quốc - hai cường quốc công nghệ bán dẫn.

Cái đáng gờm nhất của người Trung Quốc là “túc trí đa mưu”. Từ quan hệ thương mại thông thường và quan hệ thương mại có điều kiện (Hiệp định) là mảnh đất vô cùng lý tưởng để các doanh nghiệp Trung Quốc bén rễ, bắt mối, mua bán, sáp nhập và thâu tóm các đại gia công nghệ có thể giúp họ tự chủ.

Có thể thấy Tổng thống Trump đã hao tâm tổn sức như thế nào khi tố cáo Trung Quốc đánh cắp bản quyền công nghệ!

Với RCEP, con đường quay lại châu Á của Mỹ trở nên gập ghềnh hơn bao giờ hết. Rồi đây Trung Quốc sẽ mời Liên minh châu Âu (EU) tham gia bữa tiệc thịnh soạn này, bản thân các thành viên như Việt Nam, Singapore là hai quốc gia đã ký Hiệp định thương mại với EU, sẽ càng thuận lợi hơn với Trung Quốc.

“Học thuyết Trump” chắc chắn đi vào dĩ vãng. Mấy năm tới của Joe Biden thực sự khó khăn. Bản thân tân Tổng thống - nếu sử dụng chính sách hao hao người tiền nhiệm Obama thì Bắc Kinh sẽ phất lên như diều gặp gió.

Trật tự thế giới mới đã chia xong trong vòng 11 tháng, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến bầu cử Mỹ. Trục ảnh hưởng mới, đó là cuộc chơi của Trung Quốc với Đông Á và Đông Nam Á.

Có thể bạn quan tâm

  • RCEP và cơ hội dành cho Việt Nam

    RCEP và cơ hội dành cho Việt Nam

    10:59, 18/11/2020

  • Động thái TPP của ông Joe Biden khi Trung Quốc tham gia Hiệp định RCEP

    Động thái TPP của ông Joe Biden khi Trung Quốc tham gia Hiệp định RCEP

    06:02, 17/11/2020

  • RCEP giúp các doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

    RCEP giúp các doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

    13:30, 16/11/2020

  • Vai trò của RCEP trong quá trình tái thiết ASEAN

    Vai trò của RCEP trong quá trình tái thiết ASEAN

    07:00, 16/11/2020

  • Chính thức ký Hiệp định RCEP, mở ra khu vực thương mại tự do 26 ngàn tỉ USD

    Chính thức ký Hiệp định RCEP, mở ra khu vực thương mại tự do 26 ngàn tỉ USD

    15:30, 15/11/2020

  • RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội như thế nào?

    RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội như thế nào?

    05:00, 14/11/2020

  • Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    17:25, 09/11/2020

  • Nhật Bản và Australia cảnh giác với Trung Quốc khi các vòng đàm phán RCEP bước vào giai đoạn cuối

    Nhật Bản và Australia cảnh giác với Trung Quốc khi các vòng đàm phán RCEP bước vào giai đoạn cuối

    06:14, 01/10/2020

  • RCEP và cơ hội cho Việt Nam

    RCEP và cơ hội cho Việt Nam

    04:50, 01/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
RCEP, D. Trump và trật tự mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO