Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hướng đi mới của vùng Tứ Kỳ (Hải Dương)

Diendandoanhnghiep.vn Với diện tích khoảng 1ha ruộng, những năm được mùa, thuận lợi về thời tiết, đất được cải tạo tốt thì thu hoạch lên đến cả tấn rươi, thu nhập từ 300 đến 500 triệu.

>>>Dư địa phát triển nông nghiệp hữu cơ còn rất lớn

>>>Hành trình chạm đến trái tim từ làm nông nghiệp hữu cơ

Đổi đời nhờ con rươi

Trong lịch sử, An Thanh (Tứ Kỳ, Hải Dương) là nơi có truyền thống trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, trồng màu. Người dân nơi đây mới chỉ bén duyên với nghề nuôi rươi khoảng 10 năm nay. Trước kia, bà con chỉ thu hoạch rươi tự nhiên vào “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, ngày ấy con rươi chỉ nhỏ bằng đầu đũa. Mấy năm gần đây, nghiệm ra con rươi sống trong đất như giun nên bà con nơi đây đã có nhiều phương pháp để nuôi, mang lại hiểu quả kinh tế cao.

Rươi trở thành thu nhập chính của ruộng, giá trị của rươi gấp 20-30 lần trồng lúa gạo thông thường

Rươi trở thành thu nhập chính của ruộng, giá trị của rươi gấp 20-30 lần trồng lúa gạo thông thường

Ông Nguyễn Văn Năm - thôn An Định cho biết, theo kinh nghiệm dân gian, nếu thấy gió Đông, trời lác đác mưa, là rươi về nhiều. Trước đây, rươi lên theo con nước tự nhiên. Nay  vào vụ mùa bà con có cách bắt rươi phải lên. Bí quyết chủ yếu là tháo kiệt nước để đó. Khi muốn thu hoạch, chỉ cần cho nước vào, con rươi đủ ngày buộc phải ngoi lên mặt nước. Các chủ đầm, ruộng rươi giờ khai thác theo cách dùng “đọn”. Khi rươi nổi nhiều, tháo nước khỏi ruộng, dùng lưới tơ lụa hay lưới phù du chặn ở cửa cống thoát nước, rươi theo dòng chảy chui vào hết “đọn”, chẳng sót lại con nào.

“Nông dân chúng tôi đã đổi đời nhờ con rươi. Với diện tích ruộng khoảng 1ha, những năm được mùa - thuận lợi về thời tiết, đất được cải tạo tốt thì thu hoạch lên đến cả tấn rươi, thu nhập từ 300 đến 500 triệu. Rươi trở thành thu nhập chính của ruộng, giá trị của rươi gấp 20-30 lần trồng lúa gạo thông thường” – ông Năm chia sẻ.

>>“Cú hích” cho nông nghiệp hữu cơ Quảng Ninh

>>"Cú hích" cho nông nghiệp hữu cơ

Chính con rươi đã làm đổi đời những người nông dân nơi đây. Để có nguồn lợi rươi như hiện nay là thành quả trong nhiều năm bà con nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu hoá học để phun lúa, lựa chọn phân hữu cơ – ông Năm chia sẻ thêm.

Hiện, huyện Tứ Kỳ có khoảng 257ha sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy tự nhiên, lớn nhất tỉnh Hải Dương. Tổng sản lượng nông sản hữu cơ của Tứ Kỳ hằng năm đạt khoảng 2.300 tấn, gồm: 1.230 tấn lúa, 780 tấn chuối, 200 tấn rươi, 90 tấn cáy; cho thu nhập từ 400 - 450 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, xã An Thanh có khoảng 137ha đạt chứng nhận nông nghiệp hữu cơ và là vùng sản xuất đầu tiên của Hải Dương đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Sản lượng rươi của xã cũng lớn nhất tỉnh với khoảng 120 tấn, ngoài ra xã còn thu được 40 tấn cáy, 450 tấn lúa mỗi năm.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm người dân nơi đây sẽ thu 0,8 tấn rươi/ha với giá trị khoảng 300-350 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt hiệu quả khoảng 80%. Năm nay, năng suất rươi trung bình đạt khoảng 30kg/sào, tương đương với năm trước.

Phát huy lợi thế, tiếp tục mở rộng vùng nuôi

Xuất phát từ hiệu quả của mô hình cấy lúa kết hợp khai thác con rươi, con cáy, huyện Tứ Kỳ tiếp tục mở rộng diện tích canh tác trong đê theo mô hình này sau khi cống Sồi được đầu tư, nâng cấp. UBND huyện Tứ Kỳ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND xã, HTX dịch vụ nông nghiệp và các hộ dân thực hiện cải tạo vùng sản xuất hữu cơ khu vực trong đồng 214 ha,  bước đầu có kết quả. Kết quả sau 2 mùa vụ, đã có một số hộ chuyển đổi sang cấy lúa kết hợp khai thác rươi cáy và rươi đã xuất hiện ở những ruộng đã cải tạo trong đồng. Kết quả này cho thấy việc đầu tư thực hiện cải tạo vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy khu vực nội đồng bước đầu mang lại hiệu quả tốt, sản lượng rươi đạt 15 đến 20kg rươi/sào, gần bằng năng suất ngoài bãi.

Vùng bãi khai thác rươi cáy 137 ha theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN- 110441-2:2017) tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Vùng bãi khai thác rươi, cáy 137 ha theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN- 110441-2:2017) tại xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Ông Hoàng Tuấn Nhã - Chủ tịch UBND xã An Thanh cho biết, An Thanh có diện tích tự nhiên hơn 10.000ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 617ha. An Thanh được huyện Tứ Kỳ chọn và định hướng quy hoạch vùng sản xuất theo định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp sạch, an toàn, hướng đến du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững.

Có vị trí đặc biệt, được bao bọc xung quanh bởi 3 dòng sông (sông Thái Bình, sông Dừa, sông Bình Hàn). Được bồi đắp bởi phù sa sông Thái Bình từ ngàn xưa nên đồng đất màu mỡ với nhiều kênh rạch, sông hồ, thuận lợi phát triển nông nghiệp. Vì vậy, tỉnh Hải Dương đang tính đến phương án mở rộng vùng nuôi rươi tại An Thanh. Không chỉ dừng lại ở 137ha, An Thanh đang tiếp tục khai thác và mở rộng vùng rươi cáy góp phần mở rộng diện tích khai thác rươi cáy của xã An Thanh thêm 214ha, nâng tổng diện tích lên 350ha. 

Khi cống Sồi, cống Lều Vịt được mở lại, một vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy với quy mô hàng trăm ha thuộc các xã An Thanh, Quang Trung, Nguyên Giáp và Hà Thanh đang dần được hình thành, nâng diện tích vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy lên hơn 600 ha năm 2025.

Năm 2019, 3 sản phẩm nông nghiệp Gạo bãi rươi, Rươi cấp đông, Cáy cấp đông của An Thanh được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, được Hội đồng thẩm định tỉnh Hải Dương công nhận đạt sản phẩm OCOP, đánh giá xếp hạng 4 sao. Năm 2021, tiếp tục có thêm 2 sản phẩm là Chả rươi và Rươi niêu được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Ngày 13/5/2022, vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với khai thác rươi, cáy quy mô 137 ha thuộc xã An Thanh được chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (TCVN 110441-2:2017), với các sản phẩm được chứng nhận gồm: lúa 104,5ha, chuối 25ha, mít 0ha, rau ăn lá 1,5ha, rau gia vị 1ha.  Sản lượng trung bình đạt trên 1.000 tấn: Lúa 450 tấn/năm, chuối 500 tấn/năm, mít 100 tấn/năm, rau ăn lá 15 tấn/năm, rau gia vị 10 tấn/năm,.... Giá trị sản xuất ước đạt 500- 700 triệu đồng/ha. Đây là vùng sản xuất hữu cơ được công nhận đầu tiên của huyện và của tỉnh Hải Dương.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hướng đi mới của vùng Tứ Kỳ (Hải Dương) tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714418657 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714418657 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10