Liệu các ứng dụng như Grab hay Gojek của Đông Nam Á có thực hiện chiến lược tương tự như các nền tảng WeChat và Alipay của Trung Quốc?
Khái niệm về “siêu ứng dụng” lần đầu tiên được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc bởi WeChat của Tencent. Đó là một ứng dụng cho phép người dùng truy cập vào các dịch vụ nhắn tin, nội dung đa phương tiện, thanh toán điện tử, dịch vụ gọi xe hoặc thậm chí là tư vấn bác sĩ trực tuyến và một số các dịch vụ khác.
Điều này rất có thể sẽ được các công ty khác như Grab và Gojek ở Đông Nam Á hướng tới cho nền tảng của mình.
Trên thực tế, “siêu ứng dụng” đã ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dùng di động Châu Á - Thái Bình Dương do tính linh hoạt của chúng. Chỉ từ một nền tảng, người dùng có thể gửi tin nhắn, đặt đồ ăn, đi taxi hoặc đặt vé máy bay và thanh toán hàng hóa và dịch vụ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường QuestMobile, các nền tảng như WeChat và Alipay đã tích lũy được 947 triệu và 647 triệu người dùng hàng tháng (MAU) tại Trung Quốc.
Trong khi đó, một “siêu ứng dụng” khác, Meituan-Dianping, khởi đầu là một nền tảng giao đồ ăn mua theo nhóm, đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng bằng cách cung cấp các dịch vụ tương tự tại 2.800 thành phố trên khắp Trung Quốc, với hơn 457 triệu MAU tính đến quý 2 năm 2020.
Điều này đang khiến các ứng dụng tại Đông Nam Á như là Grab hay là Gojek cảm thấy sốt ruột. Grab có trụ sở tại Singapore và Gojek có trụ sở tại Indonesia được cho là đang chạy đua để trở thành “siêu ứng dụng” hàng đầu cho khoảng 310 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số tại khu vực này.
Trong vòng ba năm qua, cả hai công ty đã tích cực bổ sung nhiều dịch vụ hơn vào ứng dụng của họ, từ dịch vụ tài chính đến du lịch và gần đây, Grab có thể sẽ lấn sân sang mảng bảo hiểm sau khi có được sự hậu thuẫn từ Prudential và AIA.
Mặc dù cả hai công ty này đều bắt đầu từ một nền tảng hoàn toàn khác so với các “siêu ứng dụng” của Trung Quốc nhưng mục tiêu cuối cùng của họ có thể sẽ giống nhau: thu hút nhiều người dùng hơn vào nền tảng của mình bằng cách thêm càng nhiều dịch vụ.
Bước đi của Grab và Gojek
Để trở thành một “siêu ứng dụng”, mỗi nền tảng đều phải đi trên những con đường khác nhau.
Một số quyết định thêm nhiều chức năng hơn vào ứng dụng của họ thông qua phát triển nội bộ các chức năng mới hoặc mua lại các công ty khởi nghiệp hiện có, trong khi một số khác lại mở hệ thống của họ cho các công ty bên thứ ba thông qua các chương trình nhỏ.
Trong khi các nền tảng của Trung Quốc như WeChat và Alipay thực hiện chiến lược "chương trình nhỏ" - các ứng dụng nhỏ trong một ứng dụng gốc có thể được truy cập theo yêu cầu để thực hiện nhiều chức năng khác nhau, thì Grab và Gojek hầu hết đã phát triển các dịch vụ của riêng họ hoặc M&A để chuyển đổi nền tảng của họ thành “siêu ứng dụng”.
Để củng cố chi nhánh dịch vụ tài chính GrabPay, Grab đã tiếp nhận nhiều công ty khởi nghiệp fintech dưới trướng của mình như Ovo của Indonesia vào năm 2017, iKaaz có trụ sở tại Bangalore vào năm 2018 và nền tảng quản lý tài sản cố vấn robot Bento vào năm 2020.
Ngoài ra, Grab cũng hợp tác với các ngân hàng trên như Ngân hàng Kasikorn của Thái Lan, UOB, Credit Saison và Chubb vào năm 2018, đồng thời ký kết hợp tác với Agoda và Booking.com cho các dịch vụ du lịch.
Về phía Gojek, công ty này gần đây đã mua lại nền tảng điểm bán hàng Moka để mở rộng mạng lưới thanh toán của mình. Họ cũng đầu tư vào nền tảng đầu tư vàng Pluang và thành lập quan hệ đối tác với nền tảng quỹ tương hỗ Bibit để bắt đầu một dịch vụ đầu tư có tên GoInvest. Đối với dịch vụ bảo hiểm, Gojek đầu tư vào công ty khởi nghiệp công nghệ bảo hiểm PasarPolis, công ty khai sinh ra GoSure.
Trên thực tế, điều này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng Grab và Gojek, bao gồm thanh toán kỹ thuật số, bảo hiểm, cho vay và đầu tư, ngoài mua sắm tạp hóa và tư vấn y tế, cùng các dịch vụ khác...
Còn tiếp...
Có thể bạn quan tâm