Thế giới sẽ gánh hậu quả nào từ xung đột ở Niger?

TRƯỜNG ĐẶNG 10/08/2023 04:00

Dù là một quốc gia đói nghèo nhất thế giới, nhưng chiến tranh tiềm tàng ở Niger có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho thế giới.

Chính quyền quân sự không nhượng bộ ECOWAS khiến nguy cơ chiến tranh đang chực chờ

Chính quyền quân sự Niger không nhượng bộ ECOWAS khiến nguy cơ chiến tranh đang chực chờ

Cuộc chiến Nga – Ukraine chưa dứt, thế giới lại đối diện một cuộc xung đột tiềm tàng khác ở châu Phi. Liên minh các quốc gia do quân đội nắm quyền gồm Niger, Mali và Burkina Faso đang sẵn sàng "giương súng" lên đối đầu với lực lượng gìn giữ hòa bình của khối Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) do Nigeria lãnh đạo. Với các chuyên gia, hậu quả của cuộc chiến này đối với an ninh và kinh tế toàn cầu là không thể xem nhẹ.

Đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Trước hết, xung đột ở Niger sẽ làm trầm trọng hóa sự rạn nứt của chuỗi cung ứng nguyên liệu toàn cầu. Niger vốn là một quốc gia sản xuất uranium, vàng và các mặt hàng nguyên liệu thô khác. Những đối tác nhập khẩu hàng từ Niger đều là các cường quốc kinh tế, chiếm tới 70% tỉ trọng xuất khẩu của quốc gia Tây Phi. Các quốc gia đó bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ hay Pháp. Không có gì ngạc nhiên khi các nước này là bên thụ hưởng chính phần lớn lượng uranium, cotton hay vàng giá rẻ từ Niger.

>>Đảo chính Niger: Nguy cơ chiến tranh đã cận kề

Uranium của Niger chủ yếu được sử dụng để vận hành các nhà máy điện. Ở Pháp, nguồn cung uranium từ Niger chiếm khoảng 20%, là nhà cung cấp lớn thứ hai cho Pháp. Với việc chính phủ dân bầu bị lật đổ ở Niger, Tổng thống Macron sẽ phải đau đầu tìm cách duy trì nguồn điện năng cho nền kinh tế trụ cột của EU khi mùa đông đang đến gần.

Một khi chiến tranh với ECOWAS xảy ra, các tuyến hàng hóa ra vào Niger có nguy cơ bị đứt gãy, qua đó làm trầm trọng thêm chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã đứt gãy vài năm trở lại đây.

Các mỏ uranium của Niger là nhân tố thiết yếu cho an ninh năng lượng hạt nhân của Pháp

Các mỏ uranium của Niger là nhân tố thiết yếu cho an ninh năng lượng hạt nhân của Pháp

Mới đây, ECOWAS đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc để đáp trả cuộc đảo chính, bao gồm một số lần đóng cửa biên giới. Những biện pháp này rất quan trọng bởi Niger không giáp biển và phải phụ thuộc nhiều vào các nước láng giềng để xuất nhập khẩu. Dù vậy, Niger vẫn có các cửa ngõ khác không thuộc ECOWAS như Algeria, Libya và Chad, hoặc những chính quyền ủng hộ lãnh đạo cuộc đảo chính như Mali và Burkina Faso.

Ông Seyni, một nhà kinh tế tại Đại học Niamey, nói rằng các cảng Đại Tây Dương của hai quốc gia này rất quan trọng đối với Niger trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

"Mọi thứ chúng tôi mua đều đến từ cảng của các nước láng giềng. Và từ đây chúng tôi phải vận chuyển về Niger. Vì vậy, nếu các quốc gia này quyết định đóng cửa biên giới, sẽ tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của người dân Niger", ông Seyni nhận định.

Khủng hoảng lương thực thêm trầm trọng

Ngay khi lực lượng quân sự tuyên bố đảo chính ở Niger, giá cả hàng hóa tại đây đã tăng phi mã trước lo ngại về bất ổn và sản xuất nông nghiệp bị gián đoạn. Thực phẩm ở các chợ đã chứng kiến mức tăng khoảng 20%, càng đè nặng lên tình cảnh đói nghèo của người dân.  

Nếu chiến tranh xảy ra ở Niger, lạm phát lương thực ở khu vực tiếp tục đứng trước nguy cơ tăng phi mã. Bởi Niger cũng là một quốc gia xuất khẩu nông sản quan trọng, với giá trị khoảng 400 triệu USD.

Khác với suy nghĩ của nhiều người, nông nghiệp chiếm tới 40% GDP của nước này, đồng thời nuôi sống hơn 80% dân số. Các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu của Niger là đậu, thịt và hành, được các quốc gia như Ấn Độ hay Pháp ưa chuộng.

Tin tức tiêu cực từ Tây Phi tiếp tục củng cố thêm bức tranh u ám của chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, nơi thời gian qua chứng kiến hàng loạt các nước xuất khẩu lương thực chính của thế giới đóng cửa hoặc gặp vấn đề, như Ấn Độ hay Ukraine.

Đồng thời, xung đột leo thang ở Niger cũng sẽ đặt thêm gánh nặng tài chính cho các quốc gia và tổ chức quốc tế trong hỗ trợ nhân đạo cho khu vực. Trước đây, Niger nhận khoảng 2 tỷ USD mỗi năm từ viện trợ phát triển nước ngoài. 40% ngân sách hoạt động của quốc gia này cũng đến từ nguồn tương tự.

Kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính ở Niger, một số nhà tài trợ lớn nhất, bao gồm Liên minh châu Âu , Đức, Pháp và Vương quốc Anh, đã tuyên bố cắt giảm nhiều loại hình phát triển và viện trợ ngân sách cho chính phủ. Thế nhưng, các quốc gia này phải tính đến cuộc khủng hoảng di cư sẽ sớm tràn đến châu Âu sớm hay muộn nếu tình hình không được kiểm soát.

Nguy cơ một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực ở châu lục và thế giới thêm trầm trọng

Nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực ở châu lục và thế giới càng thêm trầm trọng

Theo ước tính của World Bank, Niger đã phải vật lộn với dòng người tị nạn chạy trốn khỏi các cuộc xung đột ở Nigeria và Mali. Năm 2022, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) đã xác định gần 350.000 người phải di tản trong nước.

>>Vụ đảo chính Niger: Pháp có nguy cơ sụp đổ chiến lược châu Phi

Những con số này nếu gia tăng sẽ là cơn ác mộng với Châu Âu – địa điểm ưa thích của những người châu Phi không còn lối thoát ở quê nhà. Vẫn đang vướng phải chiến sự Nga – Ukraine chưa có lối thoát, một cuộc khủng hoảng di cư mới từ Tây Phi sẽ tiếp tục kìm hãm triển vọng vực dậy nền kinh tế của lục địa già.

Có thể bạn quan tâm

  • Đảo chính Niger: Nguy cơ chiến tranh đã cận kề

    Đảo chính Niger: Nguy cơ chiến tranh đã cận kề

    04:00, 09/08/2023

  • Vụ đảo chính Niger: Pháp có nguy cơ sụp đổ chiến lược châu Phi

    Vụ đảo chính Niger: Pháp có nguy cơ sụp đổ chiến lược châu Phi

    04:00, 07/08/2023

  • Đảo chính ở Niger có lợi gì cho Nga?

    Đảo chính ở Niger có lợi gì cho Nga?

    03:20, 03/08/2023

  • "Ngoại giao ngũ cốc" - quân bài mới của Nga tại châu Phi

    04:00, 24/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thế giới sẽ gánh hậu quả nào từ xung đột ở Niger?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO