Thị trường dược phẩm còn nhiều dư địa phát triển của Việt Nam đã và đang cho thấy sức thu hút đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc trở thành cổ đông chiến lược.
>>>Dược phẩm Hoa Linh và bài học truyền thông cho các thương hiệu
Dư địa thị trường dược Việt Nam
Theo phân tích dự báo từ WHO và Fitch Solution, thị trường dược phẩm Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm tới, ước tính cho đến năm 2026 doanh thu từ thị trường này sẽ cán mốc 216.4 ngàn tỷ đồng, ngay cả khi làn sóng suy thoái kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu.
Trong đó, động lực tăng trưởng chính của ngành dược phẩm Việt Nam đến từ sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của người dân. Fitch Solution dự đoán mức chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm sẽ tăng mạnh từ 1,5 triệu đồng năm 2021 lên con số 2,1 triệu đồng vào năm 2026. Mặc dù vậy, con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của thế giới, do đó, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa tăng trưởng.
Xu hướng dân số già hóa, vốn đầu tư quốc tế cùng các chính sách tích cực từ Chính phủ là ba yếu tố tác động đến sự phát triển của thị trường dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới. Theo World Bank, số lượng người dân Việt Nam trên 65 tuổi sẽ tăng trưởng nhanh chóng (vượt 15% dân số vào năm 2039), kéo theo nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng cao.
Bên cạnh đó, mức thu thập ngày càng cao cũng tạo điều kiện cho nhu cầu và chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe cũng phát triển nhiều hơn. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm phòng bệnh, bổ trợ sức khỏe như Vitamin, thuốc bổ,… đã tăng trưởng mạnh sau đại dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các kênh phân phối ngoài bệnh viện, điều này cũng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cửa hàng bán lẻ dược phẩm.
Đặc biệt, đang có một xu hướng sáp nhập và mua lại (M&A) giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước, cả trong lĩnh vực sản xuất và phân phối. Việc thực hiện M&A góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm vốn, công nghệ, nhân lực chất lượng cao hướng tới các dòng sản phẩm chất lượng cao hơn (như EU-GMP, PIC,...). Đồng thời, đó cũng là giải pháp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để ngành dược phẩm Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
>>>Nhiều cơ hội hợp tác đầu tư vào lĩnh vực Dược phẩm của Ấn Độ
>>>Thương vụ dược phẩm lớn nhất năm
Vốn ngoại trên thị trường dược Việt Nam
Mới đây, CTCP Dược phẩm Hà Tây vừa thông qua phương án phát hành riêng lẻ 8,4 triệu cổ phiếu, tương đương 11,36% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, chào bán riêng lẻ cho Công ty TNHH Dược phẩm Aska của Nhật Bản. Giá chào bán được xác định là 21.500 đồng/CP. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III và/hoặc quý IV/2023 sau khi UBCKNN có công văn thông báo nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán. Tổng số tiền Dược phẩm Hà Tây dự kiến thu về được là 180,6 tỷ đồng.
Đầu tháng 8, Dongwha Pharm của Hàn Quốc cho biết họ sẽ mua 51% cổ phần của Trung Sơn Pharma của Việt Nam với giá 29,86 triệu USD. Trung Sơn Pharma hiện đang vận hành 141 nhà thuốc tại Việt Nam, trải dài trên 9 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh. Chuỗi nhà thuốc ghi nhận doanh thu 56,5 triệu USD vào năm 2022.
Trước đó, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc là SK Group đã mua hơn 12,3 triệu cổ phiếu tương đương 24,9% cổ phần Imexpharm vào cuối tháng 5 năm 2020. Thương vụ này đã được hoàn tất vào năm ngoái khi tập đoàn của Hàn Quốc chào bán thêm 1,1% ra công chúng để nâng tỷ lệ sở hữu lên 55%. Ước tính SK Group đã chi tối thiểu khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng (71 triệu USD) để mua lại Imexpharm.
Đáng chú ý, thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay trong ngành dược phẩm Việt Nam được diễn ra vào năm 2016. Tập đoàn Dược phẩm Taisho của Nhật Bản đã đầu tư 100 triệu USD để mua 24,44% cổ phần DHG Pharma. Sau đó, chính tập đoàn này đã tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 51%, tương đương với khoảng 7 nghìn tỷ đồng (292,3 triệu USD) vào giữa năm 2019, chính thức hoàn tất thương vụ mua lại lịch sử với DHG Pharma.
Có thể nói, với một số thương vụ đáng chú ý kể trên, thị trường dược phẩm còn nhiều dư địa phát triển của Việt Nam đã và đang cho thấy sức thu hút đặc biệt với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc trở thành cổ đông chiến lược.
Trong tương lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng và dân số già đi, hứa hẹn sẽ đem lại tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa của thị trường dược phẩm Việt Nam. Với chiến lược đúng đắn, các công ty dược phẩm nước ngoài có thể hưởng lợi khi tham gia vào giai đoạn đầu của chuỗi cung ứng ngành vì thị trường vẫn chưa có đối thủ lớn.
Có thể bạn quan tâm
Dược phẩm Tipharco (DTG) giao dịch phiên đầu tiên trên HNX với giá 25.000đ/cổ phiếu
13:00, 12/07/2023
Công ty khởi nghiệp dược phẩm BuyMed của Việt Nam nhận đầu tư 51,5 triệu USD
09:02, 07/05/2023
Dược phẩm Hoa Linh và bài học truyền thông cho các thương hiệu
03:00, 14/04/2023
Nhiều cơ hội hợp tác đầu tư vào lĩnh vực Dược phẩm của Ấn Độ
20:01, 22/03/2023
VBF 2023: Kỳ vọng hợp tác y tế, dược phẩm giữa Việt Nam và Anh
14:16, 19/03/2023
Dược phẩm Tâm Bình lần thứ 5 đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”
10:00, 16/03/2023
Cổ phiếu ngành dược phẩm "sau cơn mưa" trời lại sáng
05:13, 19/01/2023
Từ Bác sĩ YHCT đến CEO - Founder Công ty TNHH Dược phẩm Herbal House Việt Nam
08:00, 30/12/2022
Thương vụ dược phẩm lớn nhất năm
04:50, 15/12/2022