Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Không chỉ tăng vốn giải ngân, một số địa phương đã thu hút các dự án đầu tư “thế hệ mới” trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo với công nghệ hiện đại, nguyên liệu xanh.
>>>Nhiều "ông lớn" FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
Vào những ngày cuối tháng 6, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với 2 dự án của công ty Foxconn Singapore có tổng mức đầu tư gần 250 triệu USD. Cũng như các dự án FDI trước đó, hai dự án của Foxconn đều là các dự án đầu tư “thế hệ mới” mà Quảng Ninh định hướng chiến lược. Đó là các dự án công nghiệp chế biến chế tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, sử dụng ít tài nguyên hoặc nguyên liệu xanh…
Hai dự án của Foxconn sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử, sạc điện, bộ điều khiển xe điện và sản xuất gia công linh kiện của sản phẩm công nghệ thông tin, sản phẩm truyền thông.
Trước đó mấy ngày, TP Hải Phòng cũng trao giấy chứng nhận đăng ký điều chỉnh cho dự án LG Innotek Hải Phòng với vốn tăng thêm hơn 1 tỉ USD, nâng tổng vốn đầu tư lên trên 2 tỉ USD.
Sau một thời gian ngắn trầm lắng, khu vực FDI đã có những tín hiệu tích cực trở lại. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), trong nửa đầu năm 2023, tổng số vốn FDI đăng ký đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% song so với 3 tháng gần đây nhất, mức giảm này đã được cải thiện rất nhiều (tháng 3 giảm 38,8%; tháng 4 giảm khoảng 18% và tháng 5 là 7,3%).
Trong cơ cấu vốn FDI cũng ghi nhận nhiều dấu hiệu lạc quan. Cụ thể, có 1.293 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 71,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 6,49 tỷ USD (tăng 31,3% so với cùng kỳ). Có 632 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 29,8% so với cùng kỳ). Vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt hơn 4 tỉ USD (tăng 76,8% so với cùng kỳ). Đặc biệt, vốn giải ngân tăng trở lại với mức tăng khoảng 0,5% so với cùng kỳ, đạt khoảng 10,2 tỷ USD.
Trong thời gian tới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài dự báo tiếp tục theo chiều hướng tốt hơn. Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc vừa được tổ chức, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng thông tin: do tác động của kinh tế thế giới và xu hướng chung của dòng đầu tư toàn cầu, trong 5 tháng đầu năm nay, đầu tư từ Hàn Quốc - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam có xu hướng chững lại. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, đây chỉ là xu hướng nhất thời.
Theo lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, tương lai xán lạn đang ở phía trước khi có mấy chục dự án của các nhà đầu tư đang chờ, có dự án vài trăm triệu USD và cả dự án lên đến cả tỷ USD. Đáng chú ý, các nhà đầu tư “đại bàng” vẫn dành niềm tin, hướng về Việt Nam và xem Việt Nam là điểm đến đầu tư số 1.
Trong những ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, công nghiệp chế biến chế tạo, tài chính ngân hàng, dịch vụ bán buôn, bán lẻ vẫn đang nhận được nguồn vốn lớn. Điều này phản ánh đúng với những diễn biến phát triển của nền kinh tế cũng như định hướng thu hút FDI của Việt Nam.
>>>Tín hiệu tích cực từ dòng vốn của doanh nghiệp FDI
Để đón nhận nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư có chất lượng, một số địa phương trong nước đã và đang tích cực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đối thoại, gỡ khó trong hồ sơ, giấy tờ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư với thời gian giải quyết thủ tục hành chính sớm nhất, nhanh nhất. Điển hình, hai dự án của công ty Foxconn Singapore vừa được tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong 12 giờ làm việc kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ là 14 ngày làm việc so với quy định.
Từ nhiều năm nay, địa phương nào thường xuyên quan tâm, tiếp xúc, lắng nghe phản hồi của các doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn lực… địa phương đó sẽ là điểm đến đầu tư. Đến nay, Hà Nội đang dẫn đầu trong các tỉnh, thành với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,27 tỷ USD, chiếm gần 16,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Những tháng gần đây, với sự bứt tốc mạnh mẽ TP Hồ Chí Minh vượt qua Bắc Giang để đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,39 tỷ USD, chiếm gần 10,4% tổng vốn đầu tư cả nước. Tuy nhiên, v số dự án, TP Hồ Chí Minh đang dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (38,9%), số lượt dự án điều chỉnh (24,9%) và góp vốn mua cổ phần (65,4%).
Có thể bạn quan tâm
Thay đổi tư duy “đại bàng, chim sẻ” trong thu hút FDI
02:00, 27/06/2023
Thuế tối thiểu toàn cầu và mong muốn của doanh nghiệp FDI
03:02, 26/06/2023
Giải pháp hút vốn FDI vào thị trường bất động sản Việt Nam
02:00, 15/06/2023
Quảng Ninh: Đẩy mạnh các giải pháp thu hút, xúc tiến dòng vốn đầu tư FDI
01:17, 11/06/2023
Dòng vốn FDI tiếp tục đổ về Hưng Yên
16:22, 09/06/2023
Hưng Yên: Điểm đến của dòng vốn FDI
15:15, 04/06/2023
Sửa đổi chính sách ưu đãi đón vốn FDI mới
02:00, 04/06/2023
Nghệ An chuẩn bị gì để “lót ổ” cho “đại bàng” FDI?
18:58, 03/06/2023
Thu hút FDI vào Việt Nam năm 2023: Thách thức trước mắt
04:00, 03/06/2023
Tiềm năng tăng trưởng là yếu tố duy trì, thu hút FDI Việt Nam
13:56, 28/05/2023
Hải Dương chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp FDI
01:23, 28/05/2023