Cho phép hải cảnh nổ súng chẳng khác nào Bắc Kinh đem "thùng thuốc súng" đặt gần mồi lửa!
D. Trump rời Nhà trắng chưa lâu, Bắc Kinh lập tức triển hai nước cờ: Một là thông qua danh sách trừng phạt hàng chục quan chức Mỹ dưới trướng D. Trump; hai là, cho phép cảnh sát biển nổ súng trên vùng tranh chấp tại Biển Đông.
Trung Quốc luôn như vậy, luôn sẵn có kế hoạch trong tay nải chực chờ tung ra đúng lúc, đúng thời điểm mà họ nhận thấy thuận lợi nhất, hai động thái trên không phải là không có tiền lệ.
Nếu như việc trừng phạt các quan chức trong hệ thống Trump có thể xem là “việc bình thường” thì hải cảnh được “quân sự hóa” là nước đi cho thấy Bắc Kinh đang phô trương quyền lực, chẳng hề dấu diếm tham vọng bằng mọi cách có được Biển Đông.
Luật cũng nêu rõ từng trường hợp hải cảnh Trung Quốc có thể sử dụng những loại vũ khí khác nhau, bao gồm “vũ khí cầm tay, phóng từ tàu hay từ trên không”. Các uyển ngữ bọc nhung này đã bao trọn toàn bộ vũ khí, khí tài mà con người đang sử dụng, từ súng hạng nhẹ, hạng nặng đến ngư lôi, tên lửa,…
Luật này là bước đệm mở đường để Bắc Kinh xây dựng hải quân toàn diện, không chỉ là bảo vệ lãnh thổ như thông thường mà còn nhằm mục đích chiếm giữ kho tài nguyên thiên thiên trên biển.
Điều gì xảy ra nếu như Trung Quốc nổ súng bừa bãi trên Biển Đông để bảo vệ cái gọi là “vùng đặc quyền kinh tế”? Khi đó các quốc gia nhỏ yếu hơn, muốn hòa bình ổn định lại đang tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh phải xử sự như thế nào để tránh tổn hại?
Với đạo luật này, chẳng khác nào Trung Quốc mang “thúng thuốc súng” đặt gần mồi lửa, bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể bùng ra chiến tranh. Khi đó, thế và lực mạnh hơn Bắc Kinh sẽ xem đó là lý do để đè bẹp đối phương?
Nhưng tại sao Trung Quốc thông qua luật trong bối cảnh này? Thứ nhất, ngài Trump đã nghỉ hưu. Thứ hai đây có thể là phép thử thái độ của Tổng thống Joe Biden trong vấn đề địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương.
Và, trong khi Washington đang bận bịu chuyển giao quyền lực, người kế nhiệm Tổng thống chưa kịp có tuyên bố ngoại giao - chính trị nào đủ sức nặng thì ông Tập Cận Bình muốn đưa chuyện này vào tình thế “sự đã rồi”!
Đồng thời, Bắc Kinh cũng trực tiếp bác bỏ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm ngoái, rằng: “không chấp nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông”.
Tuy nhiên, sau 24h đồng hồ khi Luật hải cảnh sửa đổi mới thông qua, Lầu Năm Góc đã điều nhóm tác chiến tàu sân bao gồm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, tuần dương hạm USS Bunker Hill cùng hai khu trục hạm USS Russell và USS John Finn “dạo một vòng” trên Biển Đông.
Ngay sau đó một nhóm gồm 13 máy bay quân sự Trung Quốc đã xâm nhập “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) do Đài Loan tự tuyên bố. Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh ngừng gây sức ép với Đài Loan và tái khẳng định các cam kết của Nhà trắng.
Từ các động thái này cho thấy, Tổng thống Joe Biden tiếp tục quan tâm đến Biển Đông như người tiền nhiệm, sẽ không dễ dàng cho Trung Quốc nếu như họ muốn toàn quyền sử dụng vùng biển đặc biệt này.
Kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, kinh tế trên đà hồi phục, khắc tinh D. Trump về vườn là cơ hội lý tưởng để Bắc Kinh tỏ rõ tham vọng bá quyền. Biển Đông sẽ tiếp tục “nóng” hơn trong nay mai.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến công hàm ở Biển Đông: Nhật Bản phản đối lập trường ngang ngược của Trung Quốc
02:02, 21/01/2021
Mỹ "hợp lực" hải quân để "kìm chân" Trung Quốc ở Biển Đông
05:00, 13/01/2021
CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 4-9/1: Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2021?
05:00, 09/01/2021
USD rớt giá do biến động chính trường Mỹ?
12:00, 07/01/2021
Bitcoin biến động bất thường chỉ trong 24 giờ
11:34, 05/01/2021
Biển Đông sẽ như thế nào trong năm 2021?
05:00, 04/01/2021
2020 - một năm đầy biến động và tự hào của ngành Y tế
13:47, 31/12/2020
Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông: Quan chức Úc nói gì?
05:00, 22/12/2020