Ở góc độ lý luận, việc các quốc gia thay thế nhau làm “bá chủ” thế giới là quy luật, đã đương nhiên xảy ra.
Đây là câu hỏi rất thú vị và ngày càng phổ biến. Loạt bài này không thể đủ sức giải đáp câu hỏi này, người viết chỉ muốn đặt ra vài vấn đề, như một quan điểm, qua đó có thể so sánh đối chiếu. Tin rằng, mỗi người sẽ có cho riêng mình một đáp án.
Chưa có bộ chỉ số nào đánh giá toàn diện một quốc gia để lấy đó là cơ sở so sánh, điều đó là không thể! Sức mạnh mỗi quốc gia là tổng hòa các yếu tố cấu thành, chỉ so sánh quy mô nền kinh tế, GDP, dân số, tấm hộ chiếu… đều phiến diện.
Ví dụ, quy mô nền kinh tế Singapore hiện là 379 tỷ USD, con số không phải là lớn so với các quốc gia trung bình ở Âu châu. Nhưng sức mạnh tổng hợp của đảo quốc này có khi lớn hơn các nước có quy mô kinh tế nghìn tỷ USD.
Xét ở khía cạnh lý luận, việc các quốc gia thay thế nhau làm “bá chủ” thế giới là quy luật, đã đương nhiên xảy ra. Ví dụ, thời cổ đại, Hy Lạp, La Mã là trung tâm thế giới, thời cận đại nước Anh là bá chủ toàn cầu, sau thế chiến hai đến lượt Mỹ. Bên cạnh đó là những đế chế Mông Cổ, Babylon cổ đại, Đức Quốc xã, Nhật Bản cận hiện đại.
Sau Mỹ sẽ là ai? Điểm mặt các cường quốc có thể cạnh tranh với Mỹ, xét ở các yếu tố diện tích, dân số, lịch sử, vị trí địa lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tham vọng, quy mô nền kinh tế và chất lượng con người,… đó chính là Trung Quốc, bên cạnh vẫn có Ấn Độ.
Suốt quá trình trở nên khổng lồ, Trung Quốc nhanh hơn Mỹ, quốc gia đông dân nhất thế giới chỉ cần 3 thập kỷ để vươn lên vị trí thứ 2, trong khi đó Mỹ được yên ổn, tránh được hai cuộc chiến tranh thế giới.
Thời kỳ bùng nổ kinh tế Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử 12%/năm, trung bình giai đoạn từ 1978 – 2007 tăng trưởng 9,8%/năm, cao hơn 3% so với mặt chung toàn cầu.
GDP của Trung Quốc năm 2007 đạt 24.950 tỷ nhân dân tệ, tương đương 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% GDP của Nhật Bản và 99,5% GDP của Ðức. Chỉ 3 năm sau, Trung Quốc vượt Nhật Bản, Đức về quy mô GDP, xếp thứ 2 sau Mỹ (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).
Trong quá khứ, mức tăng trưởng kỷ lục của kinh tế Mỹ ở giai đoạn 1961 - 1969, trung bình 5,1%/năm; giai đoạn 1991 - 2000 là 4,3%/năm. Như vậy xét về tốc độ, thời kỳ tăng trưởng “nóng” của Mỹ vẫn chưa bằng thời kỳ Trung Quốc rơi vào suy thoái, 5,5 - 6%/năm!
Một số chuyên gia kinh tế dự đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2030. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho biết nếu điều chỉnh theo ngang giá sức mua, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiện nay đáng lẽ phải là nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 2014.
Năm 2020, một năm hỗn loạn với kinh tế toàn cầu, dịch bệnh COVID-19 kéo hàng loạt nền kinh tế rơi vào suy thoái, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng 4,4%, trong khi đó kinh tế Mỹ âm 3,5% - mức giảm lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II.
Một báo cáo được công bố tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển tuần qua cũng cho thấy, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới trong năm 2020, với 163 tỷ USD.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trên 6% năm 2021, riêng quý 1 năm nay tăng vọt 18,3%. Các nhà phân tích tại Ngân hàng UBS dự báo, Trung Quốc hoàn toàn có thể đạt con số tăng trưởng 8,3% cho cả năm.
Tiểu kết: Với tốc độ tăng trưởng nhanh và cao, việc quy mô nền kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ chỉ là vấn đề thời gian.
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
"Xinomic" và đôi chân yếu của kinh tế Trung Quốc
06:00, 17/08/2020
Do đâu nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng bất kể đại dịch COVID-19?
05:20, 02/08/2020
Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 1)
06:30, 06/07/2020
Sự phân hoá trong nền kinh tế Trung Quốc (Bài 2)
07:00, 08/07/2020
Viễn cảnh tối tăm của kinh tế Trung Quốc sau dịch bệnh Corona
02:00, 07/02/2020
Rắc rối bủa vây nền kinh tế Trung Quốc
06:49, 13/11/2019
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc: Đâu là nguyên nhân chính?
06:59, 21/10/2019
Startup "Kỳ lân": Điểm tựa tương lai của kinh tế Trung Quốc
06:00, 25/10/2019
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, thế giới "lãnh đủ"
06:39, 05/10/2019