Trung Quốc đổ tiền đầu tư ngành điện tại Lào - để lại nhiều hệ lụy môi trường tiềm ẩn với tiểu vùng sông Mekong.
Mục tiêu trở thành “cục pin của Đông Nam Á” khiến Lào đẩy mạnh xây dựng các nhà máy điện, đường truyền tải. Nhưng vấn đề của Viêng Chăn là tiền đâu để thưc hiện dự án?
Trung Quốc mau chóng đạt được thỏa thuận đầu tư vào các lĩnh vực như thủy điện, nông nghiệp, khai mỏ và xây dựng, tất cả đều để phục vụ cho chiến lược “Vành đai và Con đường”.
Theo thống kê, Bắc Kinh đã bơm 10 tỷ USD vào Lào và vì thế giai đoạn 2021 - 2024, Viêng Chăn phải trả nợ trung bình mỗi năm 1,1 tỷ USD, trong khi dự trữ ngoại hối khoảng 1,3 tỷ USD.
Với ngành điện, Lào từng hy vọng sẽ tận dụng được nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ công ty điện lực Trung Quốc China Southern. Nhưng khoản nợ cứ dày lên, công ty Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát mạng lưới điện tại Lào.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Lào cho rằng, trong quá trình hoạt động, nước chủ nhà có thể dần dần mua lại cổ phần.
Theo các nhà ngoại giao phương Tây, Lào đủ điều kiện nhận được ưu đãi tài chính từ IMF, nhưng thỏa thuận với Bắc Kinh dễ dàng hơn nhiều so với việc phải tuân thủ nghiêm ngặt tính minh bạch và hiệu quả của IMF.
Vẫn là chiêu bài rất cũ, Trung Quốc có thể cho vay với bất cứ điều kiện nào của bên đi vay, thậm chí “khách hàng” là nhiều quốc gia rất nghèo, có chỉ số xếp hạng uy tín tài chính rất thấp.
Hiển nhiên, đó không phải là cách cho vay/đầu tư của các định chế tài chính hướng đến tính minh bạch và hiệu quả như IMF, ODA, ADB hay WB. Kết quả đằng sau các thỏa thuận tài chính vởi Bắc Kinh đã rõ ràng.
Bắc Kinh thu hồi nợ, đổi nợ bằng cách kiểm soát dự án khi chính phủ sở tại mất khả năng thanh toán. Đây chính là “bẫy nợ”, bành trướng kinh tế phục vụ nhiều mục đích khác nữa.
Nghiêm trọng hơn, khi dính vào Trung Quốc với các khoản vay dễ trả khó - quốc gia đi vay không thể tiếp cận nguồn tài chính nào khác khi chỉ số tín nhiệm rớt xuống mức thấp do nợ.
Tháng 8 năm ngoái, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã thay đổi triển vọng của Lào thành “tiêu cực”, đồng thời hạ mức tín nhiệm của Lào từ B3 xuống Caa2. Còn theo Nikkei, Công ty xếp hạng tín dụng S&P Global Ratings hiện không xếp hạng quốc gia này!
Giáo sư người Nhật Toshiro Nishizawa - Cố vấn Chính phủ Lào nhận định: “Về mặt kinh tế, Lào sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và điều này là không thể tránh khỏi”.
Chính phủ Lào sắp sửa khởi công đập thủy điện thứ 6 trên dòng sông Mekong - con sông có ảnh hưởng đến sinh kế, an ninh lương thực và kết cấu dân cư, văn hóa xã hội của 6 quốc gia, trong đó Việt Nam ở khúc cuối cùng.
Dự án thủy điện Sanakham có trị giá hơn 2 tỷ USD, phần lớn trong số đó được đài thọ bởi Trung Quốc. Như vậy, vốn đầu tư Bắc Kinh tại Lào nhắm đến rất nhiều mục đích.
Sông Mekong quan trọng đến mức, nếu thiếu nước về hạ du có thể khiến hàng chục triệu người ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam thiếu đói, xáo trộn ngành nông nghiệp dẫn đến bất ổn an ninh quốc gia. Thực tại này đang diễn ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Xưa nay người Trung Quốc rất có biết tận dụng lợi thế, tiềm lực để kiểm soát đối phương. Từ việc nắm quyền điều hành ngành điện tại Lào, Bắc Kinh tha hồ tính toán trên dòng sông Mekong.
Có thể bạn quan tâm
“Bẫy nợ” Trung Quốc ở Nam Âu đã sập như thế nào?
05:21, 02/06/2021
Cái chết của “Vành đai và Con đường”
06:00, 24/04/2021
Thảm họa cuối “Vành đai và Con đường”
11:10, 31/05/2020
Đã đến lúc đa phương hóa Sáng kiến Vành đai và Con đường?
11:00, 12/05/2019
Trung Quốc chuyển hướng “Vành đai và Con đường”
11:00, 18/03/2019