Trung Quốc đang có một cơ hội quan trọng để tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Mặc dù Mỹ đã rời khỏi Hiệp định CPTPP, tuy nhiên những ảnh hưởng của Hiệp định này đối với thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn được giới chuyên gia đánh giá cao.
Với thị trường hơn 500 triệu người, GDP đạt khoảng 13,7%, CPTPP bao gồm 11 thành viên đã trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất tại châu Á - Thái Bình Dương và lớn thứ ba trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 04/09/2019
11:00, 24/07/2019
10:41, 21/07/2019
00:22, 29/06/2019
Hiện nay, có rất nhiều quốc gia đánh tín hiệu quan tâm đến việc tham gia Hiệp định này, bao gồm Colombia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Vương quốc Anh. Nếu Trung Quốc tham gia, Hiệp định này sẽ chiếm gần 30% tổng GDP toàn cầu.
Để đạt được sự cân bằng và thuận tiện hơn cho việc hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển, CPTPP kết hợp sự công bằng, thúc đẩy các quốc gia mở cửa thị trường một cách nhanh chóng. Là một hiệp định thương mại có những tiêu chuẩn cao, CPTPP thân thiện hơn với các nước phát triển như Trung Quốc.
Do đó, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, CPTPP là phương án khả thi để thúc đẩy hợp tác quốc tế và chủ nghĩa đa phương. Trong những năm tới, CPTPP sẽ là công cụ quan trọng để hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việc Trung Quốc gia nhập thỏa thuận kịp thời sẽ cho phép quốc gia này tham gia sâu hơn vào việc hợp tác khu vực, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện RCEP trong thời gian sớm nhất. Theo các chuyên gia, sở dĩ trước đây, Trung Quốc băn khoăn về việc tham gia vào CPTPP chủ yếu do các điều khoản liên quan đến các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, quản lý luồng dữ liệu, tiêu chuẩn lao động và cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
Theo ông Wang Huiyao, Chủ tịch của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, trong vòng 1,2 năm trở lại đây, những thay đổi cùa Trung Quốc đã trở nên phù hợp hơn với các tiêu chuẩn của CPTPP, bao gồm việc mở cửa mạnh mẽ trong một số lĩnh vực, cũng như những tác động bên ngoài như cuộc chiên thương mại với Mỹ.
Với chiến lược phát triển theo hướng đổi mới, Trung Quốc đã có những cải cách đáng kể trong việc khai thác dữ liệu nội địa những năm gần đây. Chỉ số bảo vệ tài sản trí tuệ của Ngân hàng Thế giới cho thấy mức độ của Trung Quốc là cao hơn mức trung bình so với thế giới.
Thêm vào đó, khi Luật Đầu tư nước ngoài mới được thông qua có hiệu lực, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc sẽ được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa.
Trong vấn đề bảo vệ môi trường, khái niệm phát triển xanh ngày càng được tích hợp vào tất cả các khía cạnh của nền kinh tế Trung Quốc. Từ việc phủ xanh sáng kiến "Vành đai và Con đường", đến chiến lược "Đại dương Xanh" được ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Osaka cho thấy những nỗ lực của Trung Quốc trong việc kiểm soát các vấn đề môi trường ngày càng rõ ràng hơn.
"Về cơ bản, việc tham gia CPTPP phù hợp với chiến lược phát triển của Trung Quốc và sẽ giúp quốc gia này thúc đẩy cải cách kinh tế thông qua việc mở rộng thị trường. Điều này sẽ thể hiện cam kết của Trung Quốc trong việc mở cửa, góp phần thúc đẩy cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và giúp Trung Quốc có tiếng nói hơn trong việc định hình hệ thống thương mại quốc tế mới", ông Wang nhận định.
Đồng thời, sự rút lui của Mỹ trong khối CPTPP giúp cho Trung Quốc có ‘thời cơ’ để mở rộng thêm bạn bè và tránh khỏi bị loại ra trong bất kỳ hệ thống thương mại mới nào. Với việc Washington không tham gia hiệp định, Bắc Kinh có cơ hội tốt để đàm phán thỏa thuận về đầu tư và bảo hộ tài sản trí tuệ.
Hiện nay, hầu hết các thành viên CPTPP đều có phản ứng tích cực về sự tham gia của Trung Quốc. Theo Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, các bộ trưởng đến từ Úc, Canada, New Zealand và Malaysia, cũng như các đại sứ từ New Zealand, Singapore và Nhật Bản đều đồng thuận tỏng việc chào đón sự tham gia của Trung Quốc vào CPTPP.
Với vị trí của Nhật Bản trong CPTPP, quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc Trung Quốc có thể tham gia hay không. Mối quan hệ song phương đang ấm lên và thương mại giữa ngày càng kết nối sâu sắc, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm Nhật Bản vào mùa xuân năm 2020, việc Trung Quốc gia nhập CPTPP trở nên khả thi hơn bao giờ hết.