Tham gia CPTPP: Bắc Kinh sẽ "so găng" ngang ngửa với Mỹ?

Diendandoanhnghiep.vn Trong cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua, Trung Quốc hiện đang có một cơ hội quan trọng để xoay vần đại cục, đó là CPTPP.

Mỗi cuộc chiến đều có những bước ngoặt và nút xoay chuyển khi người trong cuộc nắm bắt được lợi thế cũng như tìm ra giải pháp để khắc phục những điểm yếu của mình. Trong cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm qua, Trung Quốc hiện đang có một cơ hội quan trọng để xoay vần đại cục - cơ hội mang tên: CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Trớ trêu thay nguồn gốc của giải pháp cứu cánh Trung Quốc này lại bắt đầu từ chính sách xoay trục sang Châu Á của cựu Tổng thống Barack Obama. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là giảm 90% các loại thuế quan giữa các nước thành viên trước ngày 1/1/2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015.

Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một Hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách của các chính quyền.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2016, dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này. Thế nhưng, có lẽ tại thời điểm đó, tổng thống Donald Trump chưa tưởng tượng ra rằng chính CPTPP lại được xem là phao cứu sinh cho nền kinh tế Trung Quốc, giúp quốc gia này có thể bù đắp các liên kết bị phá vỡ với nền kinh tế Mỹ bằng cách tăng cường kết nối với Nhật Bản và các nền kinh tế khác ở Thái Bình Dương.

Cải cách doanh nghiệp nhà nước có thể là thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc khi tham gia CPTPP

Cải cách doanh nghiệp nhà nước có thể là thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc khi tham gia CPTPP

Ngay sau khi Mỹ rút chân khỏi TPP, Hiệp định CPTPP được ký kết giữa 11 nền kinh tế do Nhật Bản đề xuất. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang cản trở tăng trưởng thương mại toàn cầu và sức ép từ Mỹ trong chiến tranh thương mại ngày càng lớn, việc Bắc Kinh cân nhắc gia nhập CPTPP được kỳ vọng sẽ là một động thái nhằm thúc đẩy thương mại tự do.

Tham gia CPTPP là một kế sách nhằm đối phó chủ nghĩa bảo hộ cũng như chính sách “Nước Mỹ là trên hết” của chính quyền Tổng thống Donald Trump, giúp Trung Quốc mở rộng các mối quan hệ thương mại và nâng cao tiềm năng tăng trưởng trong bối cảnh Trung Quốc đang đối diện với rủi ro có thể bị Mỹ cô lập về kinh tế.

Và ở một khía cạnh nào đó, việc Trung Quốc mong muốn tham gia CPTPP được cho là sẽ tạo ra những động lực thay đổi từ bên ngoài cho nước này trong giai đoạn cải cách và mở cửa tiếp theo.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của CPTPP, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục mở rộng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo rằng doanh nghiệp tư nhân được đối xử công bằng như các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng quan trọng hơn, những thay đổi như vậy sẽ phù hợp với các mục tiêu phát triển quốc gia dài hạn mà Bắc Kinh đã đề ra trước đây.

Tham gia CPTPP gồm 11 quốc gia sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận nhiều hơn với các thị tiêu dùng hấp dẫn nhất thế giới trong những năm tới, từ nền kinh tế Nhật Bản giàu có, cho đến những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Hay, Hiệp ước cũng sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc xây dựng một “con đường tơ lụa” trên biển đến châu Mỹ với các thị trường như Canada, Chile, Mexico và Peru.

Hơn nữa, CPTPP sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đối với Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc bằng cách  nỗ lực phối hợp "phần cứng" là cơ sở hạ tầng của hội nhập kinh tế, như đường, cầu và mạng viễn thông, với "phần mềm" là các tiêu chuẩn và thể chế quốc tế.

Để có thể gia nhập CPTPP, chính quyền Trung Quốc sẽ phải tạo dựng được sự đồng thuận cả ở trong nội bộ quốc gia mình, cũng như Bắc Kinh phải có “quan hệ tốt” với các quốc gia  thành viên hiệp ước hiện có. Giới quan sát cho rằng, đây có vẻ là một thời điểm thuận lợi để Bắc Kinh hành động.

Quan hệ Trung - Nhật đang trở nên dần tốt đẹp, cũng như Trung Quốc có mối quan hệ cũng khá tốt với một số thành viên CPTPP khác, chẳng hạn như Úc, Chile hay New Zealand. Đó là một dấu hiệu tốt đẹp, làm tiền đề cho việc gia nhập CPTPP của Trung Quốc.

Ông Wang Huiyao - Giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Bắc Kinh), nhận định, việc tham gia CPTPP có thể gửi một thông điệp mạnh mẽ tới thế giới về tiến trình mở cửa và cải cách của nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Wang cho biết: “Tham gia CPTPP có thể trở thành công cụ cho Trung Quốc nhằm đối phó Mỹ và giúp Bắc Kinh tạo ra mạng lưới thương mại mới ngoài “vành đai, con đường” và tổ chức hợp tác Thượng Hải. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc những mạng lưới thương mại khác”.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn nhiều việc phải làm để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn của CPTPP, chẳng hạn như thương mại điện tử, bảo hộ lao động hay vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cải cách doanh nghiệp nhà nước có thể là thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc khi tham gia CPTPP.

Đây cũng là một vấn đề gây tranh cãi cho Việt Nam và Malaysia trong quá trình đàm phán cho hiệp ước này. Mặc dù quy mô của các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc có thể lớn hơn nhiều so với Việt Nam hay Malaysia, nhưng những ví dụ nói trên ít nhất cho thấy việc đàm phán và tuân thủ theo các quy định của CPTPP là hoàn toàn khả thi.

Ngay cả khi không có CPTPP, Trung Quốc cần đẩy mạnh cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, điều này cũng sẽ giúp tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế. Nhưng rõ ràng giới chức chính quyền Trung Quốc cần nỗ lực hơn để có thể đẩy nhanh quá trình cải cách này.

Liệu Trung Quốc có gia nhập CPTPP để thay chân Mỹ?

Liệu Trung Quốc có gia nhập CPTPP để thay chân Mỹ?

Mới đây, sự phê chuẩn của Quốc hội Trung Quốc về luật đầu tư nước ngoài mới cho thấy rõ rằng Bắc Kinh có thể đạt được sự đồng thuận như vậy và Luật đầu tư nước ngoài này như nhấn mạnh quyết tâm của Trung Quốc để tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế.

Luật sẽ có hiệu lực đầy đủ vào đầu năm tới, đặt nền tảng cải thiện môi trường kinh doanh của Trung Quốc, tăng cơ hội cho các công ty nước ngoài và bảo vệ tốt hơn các khoản đầu tư của họ. Luật được cho rằng sẽ tạo ra sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và sẽ giúp đưa Trung Quốc tới gần hơn với CPTPP.

Điều tất nhiên, CPTPP không phải là trọng tâm duy nhất của Trung Quốc. Để tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương, Bắc Kinh nên tiếp tục tham gia các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực bao gồm 16 quốc gia cũng như tham gia các cuộc đàm phán cho Khu vực thương mại tự do được đề xuất của châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài lợi ích kinh tế trực tiếp, bằng cách tham gia vào các vòng tròn thương mại này, Trung Quốc có thể thông báo với thế giới những cam kết mạnh mẽ của mình đối với việc mở cửa và toàn cầu hóa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tham gia CPTPP: Bắc Kinh sẽ "so găng" ngang ngửa với Mỹ? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711706393 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711706393 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10