Một Trung Quốc đã hùng cường nhưng không phải không có những vấn đề bất ổn đằng sau - như hệ quả đương nhiên của tăng trưởng kinh tế "nóng" một thời gian dài.
Kể từ sau Hội nghị Trung ương III Khóa XI (năm 1978) của Đảng Cộng sản, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cải cách mở cửa với tinh thần “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị và tiến cùng thời đại”.
Trung Quốc “vươn mình lớn dậy”.
Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi to lớn. Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội với bước chuyển biến lịch sử là “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”.
Thể chế kinh tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công trong ổn định tình hình trước những biến động lớn của thế giới.
Có thể bạn quan tâm
11:23, 19/12/2018
06:20, 19/12/2018
06:35, 17/12/2018
Trong 4 thập kỷ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng từ 367,9 tỷ nhân dân tệ (CNY) lên 82,7 nghìn tỷ CNY (năm 2017), trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tăng trưởng hằng năm bình quân đạt 9,5% - vượt xa mức trung bình toàn cầu là 2,9%.
Kể từ năm 1978, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cải cách mở
Ngoài những bước tiến đáng kể trong quá trình củng cố sức mạnh kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học - công nghệ, nước này đã đạt thành quả sâu rộng trong chiến dịch chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng...
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính thức trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại đa phương toàn cầu, từng bước mở cửa thị trường tài chính của mình và hoàn thiện các quy định, văn bản luật pháp có liên quan.
Thu nhập tài chính của Chính phủ Trung Quốc đã tăng gấp 45 lần trong vòng 30 năm qua. Tháng 8-2008, Trung Quốc tổ chức thành công Ðại hội thể thao Olympic Bắc Kinh 2008, được đánh giá là đại hội quy mô hoành tráng và thành công nhất trong lịch sử các kỳ đại hội.
Trung Quốc đạt được tiến bộ rõ rệt trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, thể hiện nổi bật qua việc phóng thành công các tàu vũ trụ Thần Châu, đưa nhà du hành vũ trụ Trác Chí Cương bước ra ngoài khoảng không vũ trụ; tự lực phát triển các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng then chốt, phục vụ đắc lực cho hiện đại hóa quốc phòng của nước này.
Những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay
Sau 40 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, song cũng đang đứng trước nhiều vấn đề, thách thức lớn.
Trung Quốc đang tìm kiếm sự thay đổi về phương thức và mô hình phát triển thay thế phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào tài nguyên và nhân công rẻ, dựa vào đầu tư lớn và xuất khẩu mạnh trước đây. Kinh tế Trung Quốc nằm trong xu thế suy giảm tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại, năm 2014 là 7,4%, mức thấp nhất trong 24 năm kể từ năm 1990, năm 2015 là 6,9%; năm 2016: 6,7%; năm 2017: 6,9%.
Vấn đề đặt ra đối với kinh tế Trung Quốc hiện nay là chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lý và không bền vững. Nợ công và sản xuất thừa vẫn là mối nguy tiềm tàng
Do tăng trưởng tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa được khắc phục kịp thời, như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo ngày càng rộng, phát triển không cân đối... vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất lượng cao, phát triển xã hội và quản trị xã hội vẫn là những thức thức lớn.
Ô nhiễm môi trường là vấn nạn ở Trung Quốc
Từ năm 2018, để vận hành tốt nền kinh tế, lãnh đạo Trung Quốc cần vượt qua ba thách thức lớn: xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống ô nhiễm; phát triển từ “tốc độ cao” sang “chất lượng cao”. Trọng tâm của cải cách, xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ mở rộng từ kinh tế sang chính trị, xã hội.
Qua bốn thập niên cải cách, mở cửa, các tầng lớp xã hội mới xuất hiện, sự chuyển dịch xã hội giữa các tầng lớp và khu vực diễn ra mạnh mẽ.
Sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội mới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu gắn với xây dựng xã hội khá giả sẽ là nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình cải cách chính trị - xã hội ở Trung Quốc. Việc chuyển đổi mô hình phát triển đòi hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chuyển đổi phương thức lãnh đạo và nâng cao năng lực cầm quyền. Xây dựng và thúc đẩy pháp trị, dân chủ trở thành yêu cầu bức thiết.
Cục diện thế giới có nhiều diễn biến mới với vai trò và vị thế của Trung Quốc được nâng cao khi tổng lượng kinh tế đã đứng thứ hai thế giới. Mặt khác, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức về vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, giữa cải cách trong nước và mở cửa đối ngoại, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược với các nước lớn hiện nay.